Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

"Ca ve" hành





Lại một ngày mưa, lại buồn tơi tả ,cửa xổ căn gác trọ bé như quyển vở học trò ,hạt mưa không hắt vào nhưng nó cứ lăng xăng lướt qua lướt lại như dọa dẫm,diễu cợt. Mưa không ngừng rơi, đời tù túng như một vũng nước đọng, cây cối thì tốt tươi đến lả lướt, con người thì u uất và lười biếng đến rã rượi .
Lại một ngày nằm dài ,lại hết tiền ăn. Lôi đời ra mà nghiền ngẫm ,nhai cho nó thật nát vụn, thật tan nhuyễn cho nó dậy lên cái vị đắng ngắt, cái vị chua loét, cái vị cay cực đến tê dại hết cả người ,cắn răng tận hưởng cái mùi xú uế từ trong họng xông lên làm cho muốn ói mửa mà không thể nào khạc ra được . “Mưa thế này chịu khó đi, vưỡn kiếm được khách, có khi gặp may lại vớ được khách sộp” Mấy mụ “phò” già trọ ở đầu dãy đằng kia bảo nhau thế. Đ/m đéo thèm, ăn vào không bõ lúc đi ỉa ,thời tiết này đi lùng gái chỉ toàn bọn đầu gấu nghiện hút, sợ ướt lông đéo dám đi xa, bắt tạm ba con Ca Ve gần nhà tiêu khiển cho đã cơn phê đá ,rơi vào tay bọn nó có mà tàn đời, bị chơi pháo dàn với cả chục thằng, van xin rã họng chúng không tha, cuối cùng vác được cái xác tả tơi về là may, ngụm nước cũng đừng có mơ .Nghĩ đến những lần như vậy, con bé phá lên cười, cười đến vãi gan,vãi ruột ,“Mẹ ơi… sao đời con lại khốn nạn thế này”.
Bố mẹ đều là giáo viên cấp trung học phổ thông, như thế có thể xếp vào hàng gia đình danh giá. khổ nối những cái danh giá ấy lại dạy học ở tít giữa nơi rừng xanh núi đỏ đến là hẻo lánh, người ta vẫn gọi là vùng sâu, mặc dù nếu tính theo mực nước biển thì nó cao hơn rất nhiều nơi, chưa kể đến những ngọn núi chót vót. Bao nhiêu năm ở cái thị trấn heo hút ấy ,nó vẫn nổi tiếng là con bé thông minh ,học giỏi .Mẹ vẫn tự hào là nó giống mẹ, mà mẹ thì xưa kia từng là hoa khôi có tiếng một thời trong số các cô giáo của cái huyện miền núi đất rộng người thưa ấy. Có thể vì thông minh mà nó sớm cảm nhận ra được nhiều vấn đề ,nó thấy cái gia đình bé nhỏ của bố mẹ nó thực ra không hạnh phúc .Đời làm chồng, của bố nó hằn học trong ghen tuông, bố mẹ nói chuyện với nhau toàn giọng nghi ngờ cay đắng ,mẹ có phần quá kiêu hãnh ,khinh đời ,coi bố nó bằng nửa con mắt, kể cả khi bà chưa được đề bạt lên chức phó hiệu trưởng ,còn bố thì cứ lẹt đẹt mãi là anh giáo viên quèn .Càng thôi thúc, bức xúc khi mẹ nó cứ hết họp huyện lại đến họp sở, mà ở cái vùng toàn núi non này mỗi lần họp như vậy là phải từ vài ngày đến cả tuần, thậm chí có những đợt chỉnh huấn thấy mẹ vắng nhà hàng nửa tháng .Chỉ cần lấy nguyên tình thương ra mà soi như lòng nó thương mẹ cũng đã thấy cực kỳ căng thẳng và rất không ổn, đào liễu dặm trường, đường khuya rừng vắng ,mưa lũ bất thường bao hiểm họa rình rập ,ai biết phúc họa bất ngờ lúc nào xẩy ra, với bố nó còn đeo thêm mối nghi kỵ, ở cái góc trời riêng xa xôi kia, biết ai “múa tay trong bị”, lo rồi lỡ khi biết ra mình đã bị cắm một đống sừng trên đàu, thiên hạ lại tha hồ đàm tiếu về một thằng ngớ ngẩn như con nai vàng ngơ ngác .Nó rất thông cảm với bố, không phải vì nó là con gái ông ,mà đời làm nó nghĩ như vậy ,nay có chuyện ông hiệu trưởng nọ phá đời con gái hàng loạt nữ sinh, mai lại chuyện có ông chủ tịch tỉnh kia bị tố cáo giao cấu với bao nhiêu trẻ vị thành niên, báo chí thì ngày nào cũng tin cướp giết hiếp ,cuộc sống gia đình cứ nhạt thênh thếch, nó ngậm ngùi thương bố vì cứ sau một ngày đứng lớp về lại thấy ông cặm cụi băm băm nấu nấu cái nồi cám to đùng cho mấy con lợn ,cũng chẳng còn cách nào, bố nó bảo phải chuẩn bị tiền để nay mai cho chị em nó đi học đại học ,nó cũng không lạ cái việc cứ mỗi lần mẹ nó đi vắng lại thấy bố nó cặp kè với mấy cô giáo cỡ đàn em của mẹ, lên đây dạy học đã mấy mươi năm ,ngót 40 tuổi vẫn chưa lấy được chồng , lạ là ở cái ngôi trường này thày cô mỗi người một quê, như thể người ta vơ vét toàn những người “cố đỉn” nhất từ các tỉnh thành về đây làm giáo viên, và đương nhiên mỗi người có một kiểu tư duy, một tập quán sống rất khác nhau. Bố mẹ nó cũng trong cảnh hai người quê hai tỉnh ,bố nó bảo đấy cũng là một lý do để tạo ra những cơn bão lửa, khi cánh rừng tình cảm của hai người đã quá tầm khô héo,thì chỉ cần một tia lửa nhỏ được gây nên bởi sự khác biệt về cách suy nghĩ về tập quán sống cũng có thể gây ra một đám cháy khủng khiếp. Năm thi đại học ,trong khi bản thân nó cuống lên về việc chọn nghề, bố nó thản nhiên, “Nghề quái nào chả thế,” mẹ nó lập tức khẳng định, nó phải theo nghề sư phạm ,ở đấy mới có cái cửa rộng để nay mai xin việc ,mà suy đi tính lại ở cái vùng toàn đất cằn cây còi này ,họa hoằn lắm mới thấy có một cái trụ điện, còn không nghề nào có đất để trụ ở đây ,cuối cùng cũng đành theo bước chân của bố mẹ mặc dù không một chút hào hứng
Nó đỗ đại học ,đậu vào trường đại học Sư Phạm tận thủ đô Hà Nội ,cái thị trấn nhỏ xôn xao ,bố mừng quýnh, mẹ thở dài ,còn nó bình thản như không ,mấy đứa bạn thân đi theo cô giáo chủ nhiệm lớp đến chúc mừng ,nó cám ơn rồi tỏ ra khiêm tốn nói đại ý là việc thi đỗ chưa thể hiện được gì, cô giáo chủ nhiệm bảo “cô tự hào về em ,vì em là một trong số ít ỏi học sinh của cô đã mở được cánh cửa tương lai cho mình” nó dí dỏm “Nếu may mắn lắm thì em được như cô”,cô tát yêu vào má nó bảo “Phải hơn cô chứ” nó liếc sang mẹ nó “Ho hen đến hết đất ,cùng lắm thì mới được bằng mẹ…” bố nó cười vang ,mẹ bỏ vào trong nhà nằm. Mấy ngày trước hôm nhập trường bố nó mổ một con lợn ,thịt bán hết cho người ta, lấy tiền cho nó mang đi, chỉ bớt lại ít lòng non và ít thịt vụn ,ông trổ tài khéo léo làm cân xúc xích theo cách của người dân địa phương không dùng hóa chất, chỉ ướp thịt bằng húng lìu và thảo quả và vài vị thảo dược nữa, ông chuẩn bị cho nó làm thức ăn trong những ngày đầu bỡ ngỡ ,nó cảm động trào nước mắt vì cuộc đời làm con đến giờ nó mới chỉ được ăn vài lần món này và không thể quên được mùi vị đặc biết của nó. Được bố đưa về nhập trường khá sớm thế mà ký túc xá đã chặt cứng không còn chỗ ,mặc dù người ta bảo những đứa đến từ vùng sâu như nó phải được tá túc ở đó .Bố khỉ, hình như toàn bọn vùng sâu đỗ vào cái trường này. loay hoay mấy ngày ngủ trọ cơm quán, cuối cùng dịp may cũng đến ,bố nó gặp được một người bạn cũ trước đây cũng từng được điều lên dạy học trên ấy ,được một thời gian ông bỏ nghề về Thủ Đô đi dạy gia sư rồi lấy được vợ ,bây giờ có cơ ngơi làm ăn ở đây. Tuy ở hơi xa trường một chút ,nhưng nhà lại ngay mặt đường lớn, ngôi nhà nhiều tầng, tầng dưới cùng chủ nhà mở quán cà phê ,bố nó hân hoan vì sự đón tiếp nhiệt tình của người bạn cũ ,họ hồ hởi chia sẻ nhiều kỷ niệm cũ ,hình như họ có nói nhỏ với nhau điều gì đó lien quan đến mẹ nghe không rõ ,nhưng nó không tiện hỏi lại. Trong bữa cơm thân mật, bố nó than phiền về việc chưa tìm được chỗ cho nó trong ký túc xá ,chú Minh ,giờ nó đã biết bạn bố tên là Minh, chú ấy bảo “thế là bình thường bây giờ học sinh phải thuê nhà trọ, tá túc ngoài trường mà học ,cơ chế thị trường khiến người ta không phát triển ký túc xá cho sinh viên” rồi chú ấy nhiệt tình “Nhà còn dư phòng nếu bố con cậu không chê tớ sẽ xếp cho nó một phòng ở tạm, khi nào vào khóa học rủ thêm bạn thuê chung phòng trọ gần trường rồi chuyển đến ,như vậy tíêt kiệm được tiền mà lại vui, còn nếu cháu thích thì cứ ở đây cũng được” Bố nó mừng rỡ cám ơn ,nó thì ngây ngất ,vì chưa khi nào được ở trong ngôi nhà to thế này.
Những ngày đầu cuộc đời sinh viên đúng là như mơ. Thoải mái tự do nhiều hơn cả mong đợi ,mà tuổi trẻ mới lớn lại rất cần tự do chỉ cần có mặt điểm danh đầu giờ lên lớp ngoài ra “Vô cai quản bất tri hành hạ” .Lớn lên ở cái vùng có tiếng là chậm phát triển ,trong sự quản lý khắc nghiệt của hai nhà giáo già giơ, đời sinh viên đến với nó đúng là sự bùng nổ ,bùng nổ quá trời luôn ,cái đất thủ đô này có bao nhiêu điều chưa biết và giờ cần phải biết ,nó say mê những buổi dạo chơi thăm thú nơi này nơi kia ,nó lao vào những buổi pích ních giao lưu cùng bạn bè một cách nồng nhiệt ,tất nhiên đó là những điều cần thiết và đúng đắn, nhưng khả năng tài chính của nó chỉ có hạn ,động cơ muốn tỏ bày sự hiện diện của con cá lớn của cái vùng xa xôi sinh ra nó ,và rằng nơi ấy cũng chả thua kém nơi nào, nó đã chi tiêu rất sòng phẳng ,nếu không muốn nói là thoáng ,nhưng đời không sòng phẳng với nó ,số tiền ít ỏi bố đưa cho vơi đi nhanh chóng chưa đầy tháng đã hết sạch ,hết tiền ăn, nó nhịn đói đi học ,sự việc này cũng được báo cho bố mẹ, nhưng nó chỉ nhận được toàn những lời chất vấn, những điều răn dậy mà chẳng có thêm một xu quái nào cả, việc này dễ hiểu ,vì bố mẹ đã cố hết sức “Nhưng bố mẹ yêu quý của con ơi ,các người đã qua thời trẻ các người đã quên rồi ư ,ở lứa tuổi này danh dự bản thân được chúng nó đặt cao hơn cả mạng sống, nó có thể sinh ra từ cái thị trấn nhỏ bé đầy kỷ niệm ,nó có thể học trong ngôi trường rất thiếu thốn về vật chất ,nó có thể là con của những nhà giáo vùng sâu nghèo nàn nhưng nó không thể tỏ ra thua kém những đứa bạn ở các vùng quê khác “thua thầy hàng vạn không bằng thua bạn một li” chết còn hơn chấp nhận sự thua kém .Ý chí ấy nếu đúng hướng có thể tạo cho người ta sự vươn lên quyết liệt.Nhưng cái phồn hoa chốn đô hội làm nó hoa mắt ,đẩy nó đi chệch sang hướng khác nặng sắc màu phù phiếm. Đói ăn làm nó lieu xiêu, vợ chồng chú chủ nhà rất thông cảm, bèn cho nó tranh thủ phụ bán cà phê vào những buổi tối không bận học ,vụ dàn xếp với cánh nhân viên bán hàng chuyên nghiệp rất chóng vánh,vì không ai sợ bị nó tranh việc, sau vài hướng dẫn cơ bản nó làm rất tốt. Sự xuất hiện của nó làm sôn xao cái quán cà phê bình dân, nó nghe thấy những tiếng xuýt xoa bàn luận “xinh quá” “ngon quá” “hương đồng gió nội hay quá nhỉ”nó nghĩ người ta đang nói về một ai đó nên nó cứ tập trung vào làm việc, mà việc này rất đơn giản, theo lệnh của cô chủ , lấy cà phê đã pha sẵn từ các bình đưa ra cho khách ,nếu người ta có nhu cầu uống cà phê phin thì đong cà phê,lấy nước sôi phục vụ chu đáo, việc thu tiền có cô chủ lo,nó cũng nhìn thấy những chiếc điện thoại đắt tiền được rút ra, họ gọi đi đâu đó ,trao đổi với nhau về những vụ làm ăn gì đó “Đến đây đi ,ở đây có hàng mới đẹp lắm” “Đại ca ơi quán ZZ mới tuyển về một con rất xinh, đại ca đến mà xem” đúng là thành phố hiện đại có khác, người ta có thể vừa uống cà phê, vừa bàn truyện làm ăn. Quán hôm ấy đông hẳn lên, cô chủ chạy vã mồ hôi thu tiền.Tới khuya có vị khách trẻ trước khi ra về còn đưa cho nó một tờ 500 ngàn bảo đấy là thưởng vì em phục vụ tốt ,nó ngỡ ngàng không dám cầm ,cô chủ động viên “Anh “boa” thì con cứ cầm lấy” những buổi sau thì nó thành thạo hơn, nhanh nhẹn ,tươi thắm hơn lời đối đáp với mấy vị khách cũng dí dỏm và hoạt náo hơn và tất nhiên tiền “boa” cũng nhiều hơn, có lần sau buổi bán hàng nó kiểm số tiền “boa” được hàng triệu đồng ,nó nghĩ đến bố mẹ nó ở nhà, sao họ vất vả thế mà lương chả được bao nhiêu, nó mang điều này hỏi chú Minh ,chú cười vang, giọng cười hệt như của bố nó “Cái gì cũng có giá cháu ạ, bố cháu đang cố làm người tử tế nên phải vậy thôi , rồi đời sẽ dạy cho cháu biết nhiều điều nữa” nó vẫn xuýt xoa “giá mẹ cháu cũng mở được hàng cà phê như cô nhà chú nhỉ” Chú lại cười vang lần nữa “Cô nhà chú xuất thân từ tiêp viên bán cà phê ,còn mẹ cháu là nhà giáo có trình độ đại học so với nhau thế nào được” nó băn khoăn nhưng không dám nói ra “tại sao làm tiếp viên bán cà phê bình dân này lại có thu nhập cao hơn cái chức phó hiệu trưởng ở cái vùng xa xôi kia của mẹ nó nhỉ”.
Mỗi tháng, bố nó lại ghé nhà chú Minh một lần cho nó tiền và cũng là mỗi lần để ông giảng giải cho nó về hoàn cảnh gia đình ,về trách nhiệm của bản thân nó , rằng nhà nó nghèo ,rằng nó còn có thằng em năm sau cũng sẽ thi đại học, rằng lương của mẹ nó chỉ đủ chi tiêu cho những lần bà hội họp nơi này nơi kia ,rằng ở nhà bố mẹ nó còn rất nhiều việc cần phải lo ,lần nào cũng vậy, nghe ù cả tai mà chẳng nhớ được gì! Vì nó thấy hình như lời nói của ông  cứ bị tiếng chan chát của những nhát dao băm rau lợn nó át đi.
Chú Minh là bạn tốt của bố, bây giờ thì nó biết là như vậy, vì một lần chú ấy đã khuyên“Cháu hãy coi đây là góp ý chân thành của bậc cha chú,Vì chú đây dù không còn đứng lớp nhưng cũng từng là đồng nghiệp của bố cháu, cháu nên tính toán lại mức chi tieu hàng ngày ,cố gắng để ít phải xuống phụ bán hàng với cô vì ở đấy không có môi trường sư phạm, cháu nên giành nhiều thời gian mà học” nó không dám cãi lời, nhưng nó đã rất khoái khi cô chủ quán, cũng là vợ chú đốp lại một câu mà nó rất tán đồng “Học lắm để làm vương tướng gì? Thời buổi cơ chế thị trường đầu tiên là phải có tiền ,học nhiều mà không làm ra tiền, chỉ làm cho người ta trở nên gàn dở, khinh đời, như ông ấy ,thật là vô tích sự” .Nó vẫn ở nhà chú Minh, nó vẫn phụ bán hàng, giá như cứ ở đấy có lẽ chẳng sảy ra việc gì nghiêm trọng ,vì dù sao, người ta vẫn coi nó như con cháu, cô chủ vẫn nhắc nó “kinh nghiệm làm tiếp viên của cô là cái gì cũng phải biết giới hạn, phải biết giữ mình”bên cạnh đó chú Minh cũng rất quan tâm và quan trọng là cái quán cà phê của cô chú ấy chỉ là quán cà phê bình dân.
 Sự việc bắt đầu từ khi bố đưa mẹ nó về kiểm tra việc học hành của con gái,bà phản đối quyết liệt việc con gái trọ học trong nhà chú Minh với lý do là nó đang học để trở thành nhà giáo ,thì không thể trọ học trong nhà một ông giáo đảo nhiệm, bỏ nghề và bà đã thuê cho nó một gian nhà trọ gần trường nhưng rất thiếu tiện nghi và tiền thuê rất đắt đỏ .Gần để làm gì nhỉ? Có thể ta sống kề bên nhà thằng tỷ phú mà ta vưỡn nghèo rớt mồng tơi.điều khôi hài là nếu tính đoạn đường cuốc bộ tới trường thì nó xa hơn trước đây nhiều lần .Trước đây từ nhà chú Minh vé tháng hết vài chục, xe đỗ ngay cổng trường ,mưa gió không ngại ,với khoản thu nhập từ việc bán hàng giúp cô chú ấy, khoản tiền đó chẳng là gì chưa kể với cái vé liên tuyến ấy nó có thể đi lại thăm thú khắp thủ đô rất thuận tiên,và tiết kiệm, nó cảm thấy việc làm của mẹ giống như một sự quản thúc, hơn là việc quan tâm đến học tập của nó.
(Còn Tiếp)

Y - C

1 nhận xét:

  1. Mở đầu cho thấy nhiều nét tính cách nhân vật khác nhau. Phần tiếp theo sẽnhiều bi kịch hơn phải không anh YC?
    ĐGD thăm anh.

    Trả lờiXóa