Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Nắng xuân không nhạt màu (phần 3 tiếp theo)



Tối hôm ấy anh em mắc võng kề nhau ,thằng em đã tỉnh hẳn sau khi bị cơn sốt quật trở lại lần nữa ,nó tu liền mấy ngụm nước rồi lừ khừ hỏi sang
- Anh đã ngủ chưa ,thằng kia trả lời tỉnh rụi
- Chưa!cậu tỉnh rồi hả? sốt rét thế là nặng đấy ,chiu khó uống thuốc vào, một ngày nó quật mấy trận thế này là xuống sức nhanh lắm
- Anh vẫn canh chừng cho em từ tối tới giờ à? Chẳng cần đâu, anh ngủ đi, em bị lần này là lần thứ hai rồi ,hồi ở quảng trị đã bị một lần uống thuốc mấy ngày dứt cơn tưởng khỏi hẳn, thế mà nó lại tái phát ,em vẫn uống thuốc phòng đều mà không tác dụng
- Anh không ngủ được, gần đây cứ hay mất ngủ
- Lại nghĩ đến bà chị em chứ gì, chắc anh hận chị em lắm nhỉ?
- Không! tôi vẫn yêu chị cậu lắm ,giờ càng nghĩ càng thương, con gái người ta có thì, hai đứa bằng tuổi nhau, khi yêu mới 18 ,mình vào đây thế là đã hơn năm năm, giờ chị cậu đã 23 ,24 tuổi rồi ,ở quê mình con gái thế đã là nhiều tuổi, biết bao giờ mới hết chiến tranh ,mà đến khi ấy không biết mình có còn để mà về không ,có lành lặn để mà về không. Nghe tin chị cậu lấy người khác tim mình đau lắm ,nhưng cũng cảm thấy như được chị cậu san bớt cho món nợ .Nếu như chị cậu cứ chờ ,chẳng may mình phải nằm lại trong này thì không biết đến đời kiếp nào mới trả được nợ tình cho cô ấy ,thằng em hắng giọng mấy cái rối thì thầm
- Chị em vẫn yêu anh lắm đấy! trước hôm đồng ý lấy người ta em thấy chị em lấy thư anh ra đọc ,cái thư anh viết hồi ở chỗ huấn luyện tân binh ấy ,đọc đi đọc lại lâu lắm rồi ngồi khóc hoài .Thằng kia nhổm người ngồi dậy
- Anh cũng đoán thế, chị cậu là người không dễ thay lòng, nếu không có gia đình thúc ép, chị cậu không lấy người khác đâu
- Cái này anh sai, bên nhà em không ai ép chị ấy cả ,vì ai cũng thương anh. Chị ấy chịu một sức ép khác lớn hơn rất nhiều rồi nó từ từ kể.
Sau lần các anh nhập ngũ ,xã mình vượt chỉ tiêu thanh niên tòng quân ,được trên bồi dưỡng làm đơn vị điển hình ,các phong trào được phát động mạnh lắm ,nhất là phong trào thanh niên ba sẵn sang,và phụ nữ ba đảm nhiệm, Huyện cử hẳn một anh cán bộ tuyên huấn phụ trách công tác thanh niên về trực tiếp chỉ đạo ,anh ấy xuống từng thôn nắm tình hình ,chẳng biết quen chị gái em từ bao giờ mà lại chọn chị ấy làm hạt nhân phong trào,đưa đi học bồi dưỡng này nọ liên miên ,may mà chị ấy có sức khỏe, giao việc gì cũng làm tốt ,ở nhà mà được phong mấy danh hiệu dũng sĩ “Dũng sĩ phân xanh” “Dũng sĩ bèo hoa dâu” “Dũng sĩ diệt giặc dốt” “Dũng sĩ thủy lợi” ..v..v…mà sao anh ấy nghĩ ra được lắm danh hiệu thế không biết
- Không phải tay ấy nghĩ ra đâu, có một bộ phận họ chuyên ngồi để nghĩ ra các danh hiệu ,việc ấy ít tốn kém mà lại đánh trúng vào tính chuộng danh hão của những người còn nặng đầu óc nông dân như cánh mình.
- Chị em được đi báo cáo thành tích chỗ này chỗ kia, xã nhà thành xã kiểu mẫu được các xã bạn cử đại biểu đến học tập ,mấy ông cán bộ đầu trò ông nào mũi cũng nở to như cái chén ,có ông còn được rút lên huyện thành cán bộ thoát ly ,bọn trẻ chúng em chạy vã mồ hôi tiếp khách .Đúng lúc ấy có tin anh hy sinh, chỉ là tin thôi .họ bảo có giấy báo tử gửi về huyện, người đó có tên như anh, nhưng địa chỉ không rõ ràng ,trên huyện kiểm tra danh sách nhập ngũ đợt ấy có hai người  trùng tên
- Có 4 người trùng tên nhưng chỉ có hai người trùng cả họ ,tên đệm và tên gọi ,đó là mình và một người nữa ở xã giáp với huyện bên ,hồi huấn luyện tân binh cứ phải thêm chữ A,chữ B cho khỏi nhầm, thư gia đinh gửi lên cứ nhầm lộn tùng phèo,
- Là vậy đấy, họ không xác định được nên không báo tử ,làng xóm họ hàng thì đoán non đoán già họ bảo đó chắc là anh, sốt ruột quá bà già anh, bí mật rủ chị gái em sang lão thầy cúng làng bên gọi hồn ,thế quái nào hồn anh lại về mới lạ .chị gái em kể ,hồn về gặp mẹ,gặp người yêu khóc ghê lắm ,hồn bảo mẹ cứ yên tâm ,con mẹ được đồng đội an táng dưới bóng cây mát lắm, mọi người đoán thế là anh chết trong rừng, hổn cũng khuyên người yêu đi lấy chồng đừng chờ làm gì cho khổ ,nghe đến đây thăng kia vùng đứng dậy
- Đồ bịp bợm ,lũ bịp bợm dùng mê tín dị đoan lừa đảo người tốt, thằng em ho mấy tiếng rồi kể tiếp
- Em cũng cóc tin ,em bảo chị em là anh lỳ lắm làm gì có truyện hồn khóc ,đá bóng lăn xả,ngã như bi có bao giờ lão kêu đau, nhưng chị em bảo đã có lần anh viết cho chị ,ý thư cũng gần như vậy ,đang phân vân thì cái anh tuyên huấn ấy ngỏ lời cầu hôn với chị em ,anh ấy khôn ngoan nhờ cậy tất cả các đoàn thể quân dân chính đảng giúp đỡ ,mà cả cái bộ sậu xã mình thì ai lạ gì!, nhờ anh ấy mà tiếng nổi như cồn, được nơi này nơi kia để mắt tới, mấy lão còn được thoát ly lên huyện làm cán bộ ,họ thấy đây là dịp đền ơn đáp nghĩa ,thế là họ xúm vào vun chị em cho lão .Chị em thành cái tặng phẩm để thanh toán ơn nghĩa với anh chàng tuyên huấn ấy, các cụ nhà em bảo việc này tùy chị em quyết định,chỉ có em phản đối vì em thấy lão ấy già quá, nghe đâu là dân tập kết 1954, lúc đầu chị em cũng định chờ một thời gian ,nhưng họ thúc ép ghê quá ,với lại bản thân chị em cũng mang ơn người ta ,tính phụ nữ hay cả nể ,thế là họ thành vợ chồng,rồi anh ấy cũng xin được cho chị em thoát ly,mới đầu làm nhân viên tạp vụ cơ quan ,sau được đi học đánh máy chữ, giờ là nhân viên đánh máy ở đấy ,chị em bây giờ khác lắm không như hồi anh ở nhà đâu ,cắt tóc phi dê rồi, hai người họ sống trong khu nhà tập thể nơi sơ tán ,lâu lâu mới về thăm các cụ nhà em một lần. lão kia trầm ngâm
- Thôi!... được thế thì mình cũng hết áy náy,mừng cho chị cậu ,nếu là tôi chắc không đủ tài lo cho chị cậu được nhiều như vậy ,chỉ tiếc mái tóc cô ấy dài và đẹp lắm cắt đi phí quá ,thằng em thở dài một cái rồi tiếp
- Mái tóc cắt ra chị ấy đưa cho mẹ em để vấn đàu  nhưng cụ không dùng vẫn treo ở góc bàn thờ nhà em ấy, đời chị ấy chưa biết sau này ra sao, có điều em kể thêm việc này để anh hiểu được lòng bà chị em . Sau khi về trên ấy làm việc được vài tháng, vào đúng cái hôm trời mưa to lắm ,chi ấy đội mưa về ,vừa tới nhà là chạy ngay sang báo tin cho các cụ bên ấy là vừa biết tin anh còn sống, hóa ra người chết là anh ở xã khác ,nhờ có một đồng đội cùng đơn vị ngày ấy ra học ngoài này, đến tận nhà báo tin cho gia đình nên đã biết chính sác ,người ta đến huyện báo lại và xin báo tử để làm chính sách ,Hôm ấy chẳng biết do mưa rét hay vì quá súc động, mặt chị ấy tái dại đi, nhòe nhoẹt, cả nước mưa lẫn nước mắt, báo tin xong lại tất tả đội mưa quay về…
Ở với nhau mấy hôm xong công việc thì chia tay, cũng còn vài lần nhân những chuyến làm nhiệm vụ họ ghé thăm nhau. Sau tết năm ấy đơn vị thằng kia tham gia giải phóng Lộc Ninh , thằng em theo đơn vị đánh Quảng Trị ,nó nhận thêm mấy vết thương được ra bắc điều trị rồi người ta cho phục viên về nhà
Con bé thảng thốt nghe thằng em kể về những ngày đi “B” dài, đã gặp thằng kia ở trong đó ,cả những lần họ qua lại thăm nhau .nó bâng khuâng khi nghe thằng em bảo “Anh ấy cũng mừng cho chị ,anh ấy chỉ tiếc mái tóc chị dài đẹp thế mà lại cắt đi” có cái gì nghèn nghẹn ,ngần ấy năm bom đạn, ngần ấy năm không thư từ ,tin tức, ngần ấy năm đời đã trải bao nước cờ bí hiểm, thân mình không tiếc, tiếc làm gì mái tóc người ơi…,nhìn cánh tay cụt, nhìn các vết sẹo ngang dọc trên mình thằng em trai, nó cố hình dung ra hình dáng người còn ở lại trong kia.
Pháo dập Buôn Mê Thuột, Tây Nguyên rung chuyển ,sự vượt trội về ý trí ,đã đánh trúng tử huyệt của sự vượt trội về điều kiện vật chất .Sai lầm của đối phương bị khai thác triệt để làm cho chiến thắng  càng ngoạn mục . Trong đội hình quả đấm thép miền đông thằng kia cùng đồng đội tiến về Sài Gòn với bước đi thần tốc “một ngày bằng 20 năm”. Máu đổ trên từng bước chân, Định Quán, Xuân Lộc, Biên Hòa ,cuối cùng là ngày toàn thắng. Nó bàng hoàng không lý giải nổi vì sao bao nhiêu đồng đội đã chồng lên nhau ngã xuống mà nó vẫn còn .Người lính sau trận đánh thường nhớ về quê hương ,nó cũng nhớ về quê ,lấy chiếc khăn của người yêu ra lau nước mắt… ,hơn mười năm rồi…quê hương ơi!còn lại những gì cho ta được nhớ.
Chiến thắng như một tiệc Buffet vĩ đại,ở đó người dự tự chọn cho mình những món ưa thích ,trong khi những thằng lính mặt bủng da chì ôm những vết thương chí mạng ,những bệnh tật trầm kha do chiến trận và cuộc sống gian khổ đời lính chiến ,háo hức trở về quê nhà mong hưởng một chút thanh bình bên người thân mà bao tháng năm nằm thấp thỏm trong chiến hào, giữa tiếng chát chúa của đạn bom hằng ao ước ,thì rất nhiều người từ phía sau lại nô nức xông vào các đô thị, nơi vốn là hậu cứ của bên thua trận với nhiều ý đồ khác nhau ,một số thành tâm muốn góp chút sức lực vào việc xây dựng củng cố thắng lợi ,một số chỉ là tham quan du lịch để xem đất trời phương nam nó ra sao ,ở cái nơi từng là sào huyệt của bọn tư bản dãy chết ấy người ta sống như thế nào ,và cũng không loại trừ khá nhiều trong họ vào để làm cái việc đại loại như hôi của.
Thằng kia đeo ba lô, đội mũ tai bèo về thăm nhà vào một chiều nắng nhạt, nhìn mảnh giấy in chữ “bảng vàng danh dự” treo trên tường thay cho cái tờ in chữ “gia đình vẻ vang” hồi nó mới nhập ngũ,biết là anh nó đã hy sinh,mẹ xuýt xoa vì nó quá xanh xao, hàng xóm láng giềng hân hoan mừng nó trở về ,tài sản chẳng có gì ngoài chiếc xe đạp khung sài gòn mà nó phải bỏ gần hết số tiền sinh hoạt phí người ta vừa thanh toán cho suốt cả thời gian hơn mười năm trời làm lính đi B mới mua được .Trong ba lô ngoài mấy bộ quần áo lính, mới được cấp ,nó mua thêm một cái khăn nhung cho mẹ vấn đầu vài món quà lặt vặt cho đứa em ,vài trái bóng bay để cho trẻ con hàng xóm khi chúng sang chơi, quý nhất có lẽ là chiếc khăn rằn nó mua từ hồi còn ở Lộc Ninh ,định bụng giành tặng con bé kia, gọi là chút kỷ niệm của một thời chinh chiến .
Một ngày chủ nhật, nhân về thăm các cụ thân sinh ,con bé dẫn con sang chơi, mẹ thằng kia reo lên
- Nga! Vào chơi với cô đi
- Cháu chào cô!, cháu sang thăm cô ,rồi cúi xuống dục “con chào bà đi con” tiếng trẻ con líu ríu
- Cháu chào bà, bà già ôm con bé con vào lòng
- Xem cháu tôi nào…,trời ơi thích quá cơ ,đáng ra mày là cháu bà đấy , rồi quay vào gọi rối rít
- Này con…! Nga nó sang chơi đây này!, thằng kia lung túng đi ra, nó đứng như trời trồng ,cảm giác nghèn nghen đưa lên cổ. Trời ơi! Người thiếu phụ xinh đẹp, tươi thắm kia từng là người yêu tôi đấy, mái tóc bồng bềnh kia, vầng trán thông minh kia với cả làn da trắng mịn và khuôn mặt thanh tú ấy, đã từng là của tôi…,tủi đời quá người ơi…. Bà cháu cứ quấn quýt với nhau, con bé vẫn tự nhiên (hoặc là cố tự nhiên) như ngày nào
- Thế không định mời người ta vào nhà à ,thằng kia lung túng,
- À ..ờ …Nga vào đi…, khi hai đứa đã ngồi đối diện ,con bé chủ động hỏi trước
- Đằng ấy được nghỉ lâu không?
- Trên cho nghỉ điều dưỡng ba tháng rồi ở lại ngoài này đi học luôn, còn mình bây giờ thế nào?
- Hỏi thế ai biết đằng nào mà trả lời ,mà dù thế nào cũng chả còn ý nghĩa gì nữa, người ta đoán là mình buồn về người ta nhiều lắm ,dù đã dặn lòng là nên tránh mặt nhau ,nhưng thấy tội cho mình quá nên người ta cứ đến ,đến để xem mình ghét người ta đến đâu, đến để nghe mình trách móc mắng mỏ cho nó nhẹ bớt lòng 
- Có lý do gì để mà ghét, mà trách móc ,mình đã nghe và biết cả rồi, có phải lỗi tại đằng ấy đâu ,với lại đã bao nhiêu lần rồi chẳng nhớ nữa, mỗi lần gặp hiểm nguy ,mỗi lần cận kề cái chết mình đã thầm khấn trời đất nhắn về bảo đằng ấy đừng chờ… ,ai biết được số phận cho mình còn sống đến hôm nay để mà về ,thời cuộc vần xoay làm duyên phận chúng mình ra vậy, mình càng thương đằng ấy nhiều hơn ,thấy đằng ấy được sung sướng, hạnh phúc ,mình cũng cảm thấy đã được an ủi rất nhiều,
- Ơn trời tôi đã không nhầm, “mình” luôn là người tốt! “người ta” cũng nhẹ được phần nào áy náy . “mình” phải biết là từ hồi ấy tới giờ hễ cứ nghĩ đến “mình” là “người ta” lại cảm thấy có tội…,“mình” đáng thương quá ,nhưng biết làm thế nào được? “người ta” có lỗi nhưng có điều khó nói ra quá, nói ra thì chỉ càng làm hai đứa buồn thêm . Giọng thằng kia chìm xuống thều thào như phát ra từ tim
- Nói đến buồn thì mình vẫn cứ buồn ,buồn lắm ấy ,nghĩ đến “đằng ấy” là mình lại buồn tan nát ,mà cái đàu mình lúc nào nó cũng nghĩ đến“đăng ấy”, gặp nhau thế này ,lát nữa “đằng ấy” về rồi, mình lại càng buồn nhiều lắm, đêm nay chắc lại mất ngủ .Nhiều lúc cũng cố ép cho cho nó khuây khỏa nhưng rồi thấy làm thế là mình tàn nhẫn với con tim mình quá ,nó đã mất người yêu sao còn cấm nó buồn ,con bé bưng mặt khóc
- Thôi đi nào!...đừng thế nữa “đây” cầu xin đấy ,nói như hồi đang yêu nhau nhé .Tao cầu xin mày đấy ! nếu còn chút tình nào giành cho tao thì hãy dùng nó mà quên tao đi ,đừng bắt tao phải cả đời đóng kịch với chồng, đóng kịch với mày, đóng kịch với cả cái làng này .Tao cũng đau khổ lắm, nếu không đã chẳng đến gặp mày ,hãy thề đi, hãy coi như cái Nga ngày ấy đã chết, tao cũng coi như mày đã nằm lại ở chiến trường ,nghe tao đi mà…cố mà giành cho nhau chút thanh thản để mà sống nốt những ngày còn lại trên cõi dương này… .Cái gì đến thì nó đã đến rồi, yêu nhau ,không lấy được nhau ,nhưng tận trong tim tao với mày có bội bạc nhau đâu .Chúng mình vẫn cứ quý mến nhau . Mày không được buồn nữa, nó làm tao đau khổ ,phải thế…,phải thế mới không phí hoài đi những ngày tháng hai đứa từng bên nhau giành cho nhau những yêu thương trong trắng… .
Đứa trẻ con ,kéo theo bà già chạy lon ton vào, nó ngạc nghiên nhìn mẹ
- Bà ơi! Mẹ cháu khóc ,mẹ nó nói dối bằng một câu rất kinh điển nhưng rất hiệu quả với trẻ con
- Không phải đâu, mẹ bị bụi mắt đấy ,đứa bé lại giật áo bà già
- Bà ơi muỗi chui vào mắt mẹ cháu bà lấy ra cho mẹ cháu đi, bà già cười hiền lành
- không phải muỗi chui vào mắt mẹ cháu đâu ,cái dây tơ hồng nó rơi vào làm mắt mẹ cháu đau, nhưng mẹ cháu lấy ra được rồi… .Ở chơi thêm một lúc hai mẹ con bồng bế nhau về .Không phải là quên, thằng kia không dám tặng con bé cái khăn rằn vì nó cảm thấy so với con bé kia cái khăn của nó quê mùa quá.
Đúng là sau khi mẹ con con bé kia về thằng này càng buồn nẫu ruột ,đêm ấy nó thao thức không ngủ .Chưa bao giờ nó buồn tủi cho cái thân phận mình như vậy. Cuộc cờ đời này đã lấy đi của nó nhiều thứ quá ,cả tuổi trẻ đang háo hức tràn đầy tương lai, cả người con gái nó yêu thương tha thiết,với tinh yêu của nàng chân chất và đẹp dịu dàng hơn cả những đêm trăng ,còn bao nhiêu bạn bè ,người thân đang bên nhau ,hồn nhiên, làm ăn,vui chơi nơi làng quê yên bình ,một ngày ra đi để rồi vĩnh viễn nằm lại nơi đất lạ .Nhớ lại lời mấy thằng đồng đội an ủi nhau “sống mà về được là may rồi,còn hơn chán vạn thằng đã chết” nó đau muốn trào nước mắt, đời thằng lính là thế sao, nếu nó nằm lại trong ấy thì sẽ thế nào nhỉ, điều chắc chắn là nhà nó sẽ có hai liệt sĩ ,nó giờ này không được nằm đây mà gặm nhấm nỗi đau tình ái, người nó yêu thương sẽ không phải thở dài mỗi khi nghĩ về nó với bao điều áy náy,cắn dứt. Nó bỗng nhớ đến người bạn trùng tên, cùng đợt nhập ngũ người làng bên ,ngày anh nằm xuống ,để cả làng xóm và cả người yêu nó cứ nghĩ đấy là nó ,người ta cũng lấy đó là lý do dễ chấp nhận để thúc dục người yêu nó đi lấy người khác .anh đã vĩnh viễn nằm lại còn hôm nay nó đã trở về, sự đồng cảm thôi thúc bảo nó phải đến thăm và thắp cho người đã khuất một nén nhang.(còn tiếp)

Y - C

3 nhận xét:

  1. Những hệ lụy của chiến tranh còn đeo bám con người lùng nhùng, khó dứt. Câu chuyện rất bình thường lại làm lòng người chua xót, bùi ngùi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Hiền Mai ,Chiến tranh không mang lại cho người dân cái gì ,ngoài mất mát đau khổ ,chỉ một số kẻ cơ hội hưởng lợi từ sự chết chóc của đồng loại .Chúc bạn buổi tối an lành

      Xóa
  2. Truyện thật cảm động và giọng văn cũng rất hay Bác ạ. Chiều thật vui Bác nhé !

    Trả lờiXóa