Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Nắng xuân không nhạt màu (tiếp theo và hết)




Sớm hôm sau phóng xe đạp đi tìm gia đình người bạn trùng tên ngày ấy ,những lần nhầm thư và những lần trò chuyện, họ đã cho nhau biết về quê hương và cả tên những người sinh thành ra mình, có điều chưa trực tiếp đến nên vẫn phải hỏi thăm .vào làng thấy quê bạn cũng giống quê
mình, cũng bờ tre, giếng nước, cũng lũ trẻ trâu nô đùa ,cũng những con người lam lũ, một nắng hai sương ,khi hỏi thăm địa chỉ ,người ta chỉ vào một cô bé đang gánh nước
-Thẽm ơi! Có anh bộ đội hỏi thăm nhà mày ,đưa anh ấy về này ,cô bé quay lại hồn nhiên
- Anh hỏi bố em à ,chờ em kéo đầy nước em đưa về . Theo chân cô bé , lạ mà như quen ,cũng đường lát gạch, nhà xây thân thương quá ,cả cái dáng người thon thả, mái tóc dài thả sau lưng, đôi chân thoăn thoắt bước ,đôi thùng sóng sánh tung lên những hạt long lanh để rồi rắc hoa xuống mặt đường ,hàng rào cây trước sân man mác quá ,người lính lạc về những ngày xa xưa . Tiếng cô bé gọi như reo
- Bố ơi!,có anh bộ đội thăm bố này ,một bác dứng tuổi gương mặt ốm yếu xanh sao từ trong nhà đi ra người lính vồn vã chào
- Cháu chào bác, cháu đến thăm bác và gia đình ạ! Giọng người già run run chào lại
- Chào anh giải phóng ,mời vào chơi nhà, anh mới ở trong đó ra à ,người lính dùng hai tay đỡ bàn tay xanh sao.
- Vâng ạ! cháu là bạn anh nhà mình ,cũng vừa từ trong ấy ra ,trước đây anh nhà và cháu vẫn chơi với nhau bác ạ! Mở túi quà sắp lên bàn thờ thay lễ, thắp nén nhang, thầm khấn người đã khuất . Cô gái xách ấm nước lên nhanh nhẹn pha nước mời khách ,cô nói như thanh minh
- Bố em đấy ,dạo này cụ yếu lắm, thấy các anh trong làng người này người kia lần lượt về ,cụ mất ăn mất ngủ, thành đổ bệnh ,anh trai em đã có giấy báo tử .thế mà cứ trông ngóng bảo thế nào nó cũng về, ai gàn cũng không được ,thương cụ mà không biết làm thế nào ,giọng người già run run
- Thẽm ơi!Bố không sai đâu? Có anh giải phóng đây ,anh nói cho nó nghe đi ,trong số các anh đi B có người báo tử rồi vẫn về được có phải không ,người lính lắc đầu
- Có ,nhưng ít lắm bác ạ ,chỉ một số ít trường hợp bị lạc đơn vị, biên chế vào đơn vị mới ,đơn vị cũ không biết họ tưởng chết báo sai,hoặc bị đối phương bắt làm tù binh ,đơn vị không nắm được cũng báo tử sai, còn nói chung ban chính sách họ làm chặt chẽ, giọng người già trầm ngâm
- Thằng con tôi nó ở trong số ít ấy , anh cùng đơn vị với thằng bé nhà tôi phải không, người lính lắc đầu
- Chúng cháu cùng đợt nhập ngũ, chỉ cùng đơn vị huấn luyện tân binh ,lúc đi B hai đứa theo hai đoàn khác nhau. Cháu với anh nhà mình trùng tên nên chơi với nhau thân lắm ,hai đứa vẫn đem thư nhà ra đọc chung đấy bác ạ! .nghe đến đây người già bưng mặt khóc hu hu
- Là anh đấy ư? Anh là người trùng tên với con tôi đấy ư . con ơi anh ấy về đây rồi , mà sao con không về con ơi… ,anh lính bàng hoàng, cha mất sớm ,anh ít có cơ hội cảm nhận về người cha ,sự việc quá xúc động này làm anh choáng váng, cô bé tên Thẽm ấy từ sân chạy vào nắm tay cha năn nỉ
- Bố! bố lại thế rồi,các anh ấy về chơi bố phải vui chứ ,bà mẹ khi ấy cũng vừa tới nhà ,đến bên chồng nói như trách
- Ông thật không ra sao, nghe người ta nói nhà mình có anh giải phóng lại chơi, tôi vội về ngay, thế mà đã ra cơ sự này, ông dở nó vừa thôi,anh lính vội nói đỡ cho ông già
- Không sao đâu bác ạ!bác trai chỉ quá xúc động một chút thôi ,ông già lúc này đã trấn tĩnh nói lắp bắp  lẫn trong tiếng thở hổn hển
- Bà biết gì mà trách tôi, là thằng cả nhà mình… tôi khóc vì anh ấy thay thằng cả về với nhà mình ,anh ấy chính là người trùng tên với nó, người mà mẹ con bà cứ mong gặp đấy ,hồi mẹ con bà đi xem bói ông thầy chả bảo là thăng cả sẽ về ,nhưng mặt nó sẽ khác đi ,bà nhớ không? .bà già nâng mặt anh lên
- Là cháu đấy ư, trời ơi, mẹ cháu chắc là sung sướng lắm! cô mừng cho mẹ cháu quá .Cái hồi tin báo tử còn lửng lơ giữa cháu với thằng nhà này, cô và mẹ cháu cứ chạy đi chạy lại hỏi thăm nhau mấy năm giời đấy, cháu giống thằng bé nhà cô quá, bà quay sang cô gái giục,
- Thẽm ơi! con sang rủ chị Lành sang chơi đi.Anh lính chột dạ hỏi
- Chị Lành là người yêu của anh nhà mình có phải không ạ? Bà kia đáp
- Phải rồi ,nó cũng nói cho cháu biết à ,cái Lành nó lấy chồng rồi, lấy anh thương binh nặng ,nó vẫn thường hay sang bên này, cứ như con cái trong nhà ấy, hôm nay cháu phải ở đây ăn cơm với cô ,để cho ông ấy và các em nó vui, một lát thì có tiếng bước chân ngoài sân tiếng phụ nữ rụt dè chào
- Anh ạ!người lính quay ra,một khuôn mặt buồn và khắc khổ,lâu rồi chăc ở đấy không có mùa xuân, anh gật đầu chào lại ,cô bé tên là Thẽm ríu rít
- Anh ấy đây!,anh ấy là người trùng tên với anh trai em đấy ,rồi với lên cái mũ tai bèo anh đang đội
- Cái mũ tai bèo của anh thích quá, em mượn cái nào, nói rồi hồn nhiên lột mũ của anh, đội lên đầu mình, ông già giằng lấy quát
- Con Thẽm này hư, sao lại lột mũ của anh mày ,cô bé nhăn mặt trêu ông bố
- Của anh ấy đấy chứ, của anh con đâu,ông già lật mũ xem giọng ông lại run run như muốn khóc
- Chẳng tên anh mày là gì đây ,tên anh mày ghi trên thành mũ đây này ,nói rồi ông ôm cái mũ vào lòng ,bà mẹ xua tay,
- Thôi mặc ông ấy các con xuống làm cơm ăn đi trưa rồi . Đang cùng làm cơm thì Lành quay sang hỏi
- Anh đã gặp cái Nga chưa? ,anh lính ngạc nghiên
- Nga có đến nhà chơi rồi ,mà sao Lành cũng biết Nga ư?Lành thở dài
- Đàn ông con trai các anh ở chiến trường, chết chóc gian khổ nhưng có chỉ huy lo ,đơn giản lắm ,còn cánh phụ nữ ở nhà cũng gian khổ vất vả, lại lắm “phức tạp” mà chẳng biết trông cậy vào ai ,thế nên cứ phải tự tìm đến mà giúp nhau, em và Nga cũng đã gặp nhau nhiều lần, ban đầu là để cùng hỏi tin của các anh, loanh quanh đi lại mấy năm trời chẳng đến đâu ,nó rủ em đi gọi hồn ,xem bói .Gọi hồn thì cả hai anh cùng về ,xem bói thì thầy bảo cả hai anh cùng tuổi nên cùng gặp vận hạn ,ở bên làng anh ,người ta cứ đồn người chết là anh ,và hối thúc cái Nga lấy chồng ,thế là nó lấy chồng ,ngày cưới nó em cũng sang dự, em cũng tin là vậy nên em cứ chờ anh bên này, mấy tháng sau có anh bộ đội trong ấy ra tìm đến nhà bác đây báo tin ,nghe anh ấy nói đúng cả tên làng xã, tên các cụ bên này .thì em biết chắc chắn người hy sinh không phải là anh ,sáng hôm ấy trời mưa em vẫn đạp xe lên báo lại cho cái Nga ,nhưng mà lúc ấy nó đã lấy chồng mất rồi ,cũng tại cái duyên cái số ,anh đừng ghét nó, tội lắm ,nó cũng vất vả và thương anh. Nga nó không chờ được anh ,thế mà anh lại về được ,còn em cứ chờ mãi ,đợi mãi, cứ mong một ngày nào đó bỗng nhiên anh ấy về, nhưng mà anh ấy không về . Mấy năm rồi ,hai bác bên này khuyên giải nhiều lắm cả cái Thẽm nó cũng khuyên, nó bảo chị không lấy chồng em cũng không lấy chồng, thế nên em vừa mới lấy chồng, nhà em là thương binh, nhiều tuổi rồi, tính khí thất thường, quanh năm ốm đau nên cũng hơi vất vả , lại thêm cái tính hay ghen nữa ,chán lắm!
 anh lính ném nắm rau dã làm sạch váo rổ giọng buồn buồn
-Cuộc chiến tranh này làm bọn con trai con gái lứa tuổi chúng mình khổ quá Lành nhỉ, ở đâu cũng thấy nước mắt, cha mẹ khóc con,vợ khóc chồng, người thương yêu khóc nhau , bao nhiêu là cuộc tình lỡ dở, mà tình yêu nó là cây hoa được nuôi bằng hai tâm hồn, nên cả khi một trong hai người nằm xuống nó vẫn cứ sống dai dẳng, rất khó tìm chỗ cho tình cảm đến sau ,thế nên khi ta cố gượng ép xây dựng gia đình với ai đó ,người đến sau sẽ cảm thấy tình cảm của họ không được đền đáp, bởi vì giữa hai người hình như không tồn tại cây hoa của tình yêu ,nó cứ chênh vênh,lo sợ đổ vỡ nên người ta hay ghen. Mình phải bỏ cái cây hoa trước đi Lành ạ, xếp nó vào một nơi nào đó trong ký ức ,Lành hãy cùng chồng chăm sóc cho cây tình cảm mới, chỉ cần thành tâm với nhau chắc nó cũng sẽ nở hoa, có thể không đẹp bằng cây hoa trước  nhưng nó cũng mang lại sắc màu mới cho đời mình .Hôm qua Nga đến nhà mình cũng vì truyện ấy đấy, đau lắm nhưng chúng mình sẽ cùng nhau quên cây hoa tình cảm cũ đi . Trước đây vì yêu thương Nga mình cố làm cho cây hoa ấy thật đẹp ,bây giờ cũng vì yêu thương Nga mình sẽ chôn cây hoa ấy vào sâu trong ký ức , để cho Nga thanh thản chăm lo cho cây hoa mới của mình với chồng. Có lẽ từ nay đến cuối đời bọn mình sẽ không gặp nhau . Lành cắm cúi làm xong mấy món xào rồi chuyển cho cái Thẽm súc lên đĩa ,cô gạt mái tóc sang bên nói tiếp câu truyện
- Buồn quá anh nhỉ? nhưng mà thế vẫn hơn, không có thì mình cũng không bớt đau khổ mà lại làm khổ thêm người khác. Khó hơn em mà anh làm được,cái Nga làm được ,em cũng sẽ cố chắc là làm được.Thêm một lúc thì bữa cơm được nấu xong ,Lành đứng dậy xin phép
- Mẹ ơi, cơm làm xong rồi ,nhưng con không ăn cơm bên này đâu,con phải về ăn cơm với anh nhà con không có anh ấy lại ghen ,rồi quay sang anh lính cười tươi
- Không sao đâu anh ạ, anh cứ ăn cơm với bố với mẹ, với cái Thẽm đi ,em phải về nịnh ông xã mấy câu thôi, khi nào rảnh nhớ sang chơi với bọn em nhá .cái Thẽm thì thào với anh lính
- Tại anh nói nên chị ấy về… ,bà mẹ cười
- Ừ anh ấy nói hay, rất lọt tai nên nó về, nó cười rồi đấy ,lâu lắm mẹ mới thấy nó cười tươi thế, con san thức ăn đem sang cho vợ chồng nó đi.
Bữa cơm gia đình vui vẻ ,ông bố ngồi bên người lính, chuyện trò qua lại thì vui, nhưng nét buồn vẫn cứ thấy thấp thoáng trên gương mặt ,anh luôn tay tiếp thức ăn và động viên ông già
 - Bố ăn đi, bố phải chịu khó ăn nhiều vào nó mới mau khỏe .Hòa bình rồi con cháu còn trông cậy ở bố nhiều lắm đấy ,người già nở nụ cười hiền từ cảm động lắm. Trầm ngâm một lát chợt ông hỏi
- Lúc ở trong chiến trường ,các anh và cả những đứa như thằng con tôi ấy có khi nào nhớ đến những người bố ở nhà không? Anh lính vừa ăn vừa dãi bầy ,
 - Bố con mất sớm ,từ khi con còn nhỏ lắm, ký ức về người cha chẳng có bao nhiêu ,nhưng con đoán bố con cũng thương con lắm ,cũng như bố đã thương anh bên này vậy ,mấy lần bịnh nặng, lần trúng thương, đôi khi nghĩ về cái chết con đã tâm niệm nếu phải làm người cõi âm ,con sẽ đi tìm để làm con của bố con lần nữa ,anh nhà mình chắc cũng vậy bố ạ ,có người bố thương yêu mình nhiều như vây, sao lại không nhớ được ,nếu có kiếp sau thế nào anh ấy cũng lại về làm con bố ,bây giờ dù anh ấy đã là người cõi âm , con tin là anh ấy cũng đang về bên bố, điều anh ấy muốn là nhìn thấy bố khỏe mạnh,vui vẻ, bố phải bồi dưỡng sức khỏe ,phải vui lên cho anh ấy vui, ông già vui hẳn lên
- Tôi cũng cảm thấy vậy đấy anh ạ! Cứ như nó vừa đi cùng anh về với tôi ,có phải không bà?,kiếp sau thế nào nó cũng lại làm con tôi với bà, bà nhỉ? Giọng bà mẹ cảm động lắm
- Phải rồi ông ạ, con cái không về với cha mẹ thì về đâu, kiếp sau thế nào nó cũng về làm con tôi với ông ,ông lại có nó, giờ ông phải sống cho thanh thản ,vui vẻ, cho con nó vui ,tôi cũng vui ông nhá . ông già gật gù suy nghĩ ,một lát ông lại ngập ngừng
- Sao anh nói truyện hợp ý tôi thế nhỉ ,cứ y như thằng cả ngày trước ấy, từ nay anh phải đến chơi với tôi luôn nhá, thiếu anh tôi buồn lắm đấy,anh lính cảm động gắp thêm thức ăn tiếp cho cụ rất ân cần vừa nói 
- Bố cứ yên tâm nhà con ở làng bên ngay gần đây thôi, khi nào rảnh con sẽ đạp xe sang thăm bố ,người già vui vẻ đỡ tay anh
- Anh cứ ăn đi , đừng tiếp thêm cho tôi nữa ,có anh tôi vui quá ,nhưng mà anh gọi tôi là bố nhiều lần thế này ,các cụ trên bàn thờ nghe được là anh phải làm con tôi thật đấy nhá? ,người lính cười vui vẻ
- Vâng con xin kính lên các cụ từ hôm nay con xin làm con bố, bố con mất sớm nhưng nhà con còn những 3 anh em trai, một chú em làm công nhân đường sắt ở Lào Cai ,chú út đang học ở nước ngoài, con sẽ sang đây làm con bố, bố phải vui lên nhá ,giữ sức khỏe cho tốt để bố con mình còn vui với nhau dài dài bố nha .Ông bố hỉ hả
- Được rồi!,lâu lắm mới vui thế này ,rồi quay sang bà vợ
- Bà thấy không, anh ấy đúng như thằng cả nhà mình, ngày có nó ở nhà tôi vui lắm ,bố con lúc nào cũng ríu rít .Bà đưa tôi chai rượu để bố con tôi uống với nhau một chén ,bà mẹ rót rượu ra hai chén giao  hẹn
- Một chén thôi ông nhẻ ,ông đang ốm không được uống nhiều đâu ,uống xong chén rượu ông cụ gật gù .
- Thế là anh uống rượu với tôi rồi nhá ,từ giờ anh phải sang đây với tôi luôn ,cấm có sai nhời đấy, rồi quay sang giới thiệu
- Nhà có bấy nhiêu người thôi, hôm nay còn thiếu thằng út nó vào trong phố với bạn, đi tìm địa điểm để hôm này đến thi ,còn em Thẽm này mới rồi ưu tiên gia đình liệt sĩ người ta vừa giành cho một chỉ tiêu thoát ly đi làm công nhân ở ngay xí nghiệp gì ấy ngày trước sơ tán ngay bên làng anh đấy ,anh lính chia vui
- Làm ở đấy thì hay quá ngay gần nhà anh đấy Thẽm ạ ,nhưng cô bé Thẽm lại ngúng nguẩy
- Hay nhưng em đã nạp hồ sơ đâu .Tại bố mẹ em ấy ,đặt cho cái tên nghe ngượng tím cả mặt, bao nhiêu tên hay không đặt ,lại đặt là Thẽm ,ông bố cười hiền từ
- Tên dùng để gọi ,tên nào chả thế, tên mẹ là Thắm thì tên con đặt là Thẽm cho nó cùng vần,Thẽm nhăn nhó như muốn khóc
- Ở nhà với bố mẹ gọi thế nào cũng được ,nhưng ra ngoài làng nước gọi thế chán lắm ,con chẳng muốn đi đâu cả bố ạ ,anh lính gật gù chen vào
- Vẫn sửa được đấy em ạ, trong mẫu hồ sơ họ chia ra nhiều loại tên lắm ,như là tên thường gọi; tên khai sinh;tên bí danh;v..v… ,em tìm cái tên thật hay, cái tên mà em thích ấy, ghi vào phần tên thường gọi, còn tên hiện nay em ghi vào phần tên khai sinh ,như vậy mình khai vẫn đúng ,và sau này bạn bè sẽ gọi bằng cái tên em thích , bộ đội bọn anh cũng nhiều người làm thế đấy, mặt Thẽm tươi rói
- Làm thế được ạ? bố ơi!, con làm thế bố nhá ,ông bố gật gù
- Thì anh mày nó bảo là đúng rồi, cứ theo đấy mà làm, nhanh lên không quá hạn người ta không nhận nữa đâu ,
Anh em cùng thu dọn mâm bát ,lúc anh lính đứng lấy nước cho cái Thẽm rửa chén đĩa, nó tò mò hỏi.
- Anh cũng tin là có người cõi âm,có kiếp sau sao? tiếng anh lính trả lời nghe nhẹ nhẹ
- Ngày trước anh không tin em ạ, trong các bài học người ta cũng bảo không nên tin điều ấy ,nhưng khi ta phải chứng kiến những người thân yêu, những bạn bè ta rất yêu quý cứ từ bỏ ta đi, từ trong con tim lương thiện không chút vụ lợi, ta ước mơ có một thế giới bên kia cho linh hồn họ ở lại đó, cái thế giới gọi là cõi âm ấy, để có nơi cho ta gửi tình cảm yêu thương, lòng biết ơn, sự kính trọng của ta tới cho những người đã khuất, và để cho tình thương của họ vẫn có cơ hội về bên ta, giúp ta ,động viên ta trước sóng gió cuộc đời .Anh cũng ước mơ có một kiếp sau ,bởi vì kiếp này có nhiều sơ xuất quá, bao nhiêu lầm lỗi, bao nhiêu tình cảm chưa đong đầy ,bao nhiêu ước mơ chưa trọn vẹn ,cả những mối tình giang dở ,những niềm đau thổn thức một kiếp làm người, nếu có kiếp sau ta sẽ có cơ hội sửa những lỗi lầm ấy, ta sống trọn tình vẹn nghĩa hơn, bù đắp cho nhau nhiều hơn ,ta sẽ có cơ hội tự hoàn thiện mình ,để cho ít đi những giang dở, để cho bớt đi những xót đau .Tuy chỉ lấp lánh như ngôi sao trên trời ,vẫn biết là chẳng bao giờ ta lên được tới đấy nhưng nó cũng làm cho ta ấm trong tim. Chỉ là ước mơ, tưởng tượng thôi nhưng vẫn hơn là không có gì Thẽm nhỉ. Cô bé Thẽm cười nhí nhảnh
- Chẳng biết thế nào, em thấy anh làm mấy người đang rầu rĩ cười vui lại được là em thích đấy… .
Chơi thêm một lát anh xin phép về,cô bé Thẽm tiễn anh ra cổng ,con dường cắt qua cánh đồng ,gió lồng lộng có điều gì còn mơ hồ lắm nhưng cũng làm con tim rộn rã.
Vẫn đang trong thời gian nghỉ nên cũng đã vài lần quay trở lại nơi đó thăm hỏi ,cho tới một hôm đang giúp mẹ làm ngoài vườn thì nghe tiếng con gái líu lo, quay ra thấy mẹ mình đang nói truyện với người ta
- Là bác đây ,cháu hỏi nhà bác à?tiếng con gái nghe rõ hơn
- Cháu chào bác ,cháu là con gái mẹ Thắm bên làng đoài sang thăm bác, bác khỏe không ạ! Thằng kia vội đi tới, trong khi bà mẹ reo lên
- Ôi cháu là con của mẹ Thắm ư? Thế mà bác không nhận ra ,để xem nào.Trời ơi cháu tôi lớn nhanh quá, ngày bác sang gặp mẹ Thắm, cháu còn bé tí thế mà đã bằng này rồi, cháu đẹp quá, cứ y như con bé Nga bên này vậy .con bé lung túng
- Chị Nga nào hở bác?
- Là con bé hàng xóm nhà bác đây, nó đẹp lắm cũng có mái tóc dài như cháu ấy,cũng dáng người dong dỏng như cháu ấy,cả khuôn mặt nữa này, sao chúng mày giống nhau thế hả giời ? lo sợ sự vội vàng của mẹ ,nó biết không hẳn là sự giống nhau mà là vì Nga đã là cái hình mẫu lý tưởng để mẹ nhìn và đánh giá về những đứa con gái ,muốn ngăn mẹ nhưng không biết làm thế nào nên nó cứ đứng trơ ra ,trong khi ấy bà mẹ tiếp tục
- Ôi cái mắt nó này ,nhìn kìa giống quá, yêu quá cơ ,thế tên cháu là gì ấy nhỉ ,lâu rồi bác cũng chả nhớ nữa, con bé đưa mắt nhìn thằng kia e thẹn
- Cháu tên là “Nga” bác ạ! Bà mẹ sững sờ.
- Cả tên cháu cũng giống nó à? con bé nhìn xuống đất nói như tâm sự
- Cháu giống chị ấy nhiều thế hở bác, thế thì cháu là kiếp sau của chị ấy rồi ,cháu quay về sớm để sang đây gặp bác đấy, bà mẹ ôm nó vào lòng ,nói trong nước mắt
- Là thế nữa ư, bác cám ơn cháu nhiều lắm ,cháu có biết trước khi đi lấy chồng cái Nga nó nói gì với bác không? Khi người ta đến rước dâu nó còn chạy sang đây lạy bác một lạy rồi nói “Mẹ ơi!, để kiếp sau con xin làm con dâu mẹ” .Con làm con dâu mẹ đi, con nhé… ,tình hình phát triển quá nhanh, mấy lần thằng kia toan ngăn mẹ nhưng đã không kịp, bà đã nói xong câu cuối cùng, nó lúng túng, còn bao nhiêu điều cần nói,còn bao nhiêu giai đoạn nó nghĩ phải đi qua, mẹ nó đã bỏ qua tất cả ,nó quên hết ,khả năng cuối cùng chỉ cho nó gọi được cái tên “Nga” ,tiếng gọi hàm chứa cả đớn đau,cả hy vọng ,từng là tiếng kêu tuyệt vọng của mối tình bị tử thương ,và cũng hy vọng là tiếng khóc chào đời cho một tình yêu mới .Khi cô bé “Nga” đỏ mặt nhìn nó với đôi mắt long lanh sáng ,đáp lại bằng tiếng “Dạ!” khe khẽ ,nó biết rằng đời đã khác…
Một năm sau, khi cô bé “Nga”ấy học xong lớp đào tạo nghề thì họ làm đám cưới .Được mời, con bé kia có về nhưng không tới dự lễ ,không ghi tên người tặng nó nhờ cậu em trai chuyển tới món quà mừng hạnh phúc ,là bức tranh sơn mài cỡ lớn của nghệ nhân nổi tiếng vẽ cảnh đêm trăng nơi làng quê yên bình . Khi người ta đón cô dâu về, nó đứng từ xa nhìn ,cho tới khi đôi uyên ương sánh vai nhau khuất sau phòng lễ tân, lấy khăn chấm nước mắt, nó thì thầm gửi lời vào gió
- Thôi chào nhé!...tình yêu ơi mày ở lại...,nỗi buồn tao đi đây…, mấy hôm sau cùng chồng chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh .
Cuộc sống có quy luật của nó ,gia đình cho ta niềm vui thì cùng đi kèm là những lo toan.Sống trong một đất nước đầy biến động về nhiều mặt. Khi nỗi lo công việc luôn ăm ắp ,nỗi đau tình xưa đã được bù đắp ,những tất bật thường nhật có thể làm người ta quên mất vài thứ , sự mỏi mòn làm những điều quan trọng bị tầm thường hóa, những giá trị cao quý thiêng liêng không còn đủ khả năng chi phối cuộc sống bằng những lợi ích sát thân thiết thực, đậm màu sắc trần tục, nó gây sự phân tâm để người ta sao nhãng những cái đã xa, đã cũ ,thảng hoặc cũng giật mình khi ai đó nhắc đến một cái tên nào đó trùng với cái tên ,một điều gì đó trùng với điều mình từng đã chôn vào ký ức. Thời gian làm mờ dần dĩ vãng , chỉ đôi khi nó tái hiện một vài điều như ảo giác làm người trong cuộc sao xuyến, như cái lần thằng này vào Sài Gòn, khi ghé thăm chú em trai làm trong ngành đường sắt mới chuyển vào đây thì được nghe cô em dâu thì thầm khoe .
- Em biết nơi ở của chị Nga rồi nhá ,nhà chị ấy to và đẹp lắm… mấy lần em đi lễ chùa cũng hay gặp chị Nga đi lễ, chị ấy có vẻ buồn… . Rồi ngày mẹ thằng này mất con bé không có mặt ,nhưng sau 50 ngày ra đắp lại mộ theo tập tục của địa phương  nó thấy ai đó đã đặt lên mộ bà bó hoa Đà Lạt thật đẹp ,với những chân hương vừa cháy hết, có con dế trũi kêu âm u trong góc vắng như tiếng ai nức nở .Những điều biết chỉ để biết ,cũng không thôi thúc điều gì.
 Cuộc đời cứ trôi theo những nước cờ đời huyền bí, theo ý muốn của kẻ chơi cờ chứ không phải của những quân cờ .Không cần phải đến khi ta nhìn thấy những cảnh cá độ, những tỷ lệ đặt cược ,thì ta mới biết trên cờ còn có cờ, trên bạc còn có bạc .Những quay quắt chóng mặt, những lật lọng đảo điên nhiều khi làm cho kẻ trong cuộc bơ phờ rệu rã ,một đời làm quân cờ cho đến khi ván hết ,cờ tàn . Khi đã bị ném ra ngoài cuộc chơi ,Tướng ,sĩ,tượng, xe, pháo, mã, tốt, mắt đời nhìn vào, nào có khác gì nhau ,có chăng chỉ là vài nét rối rắm, ghi lại dấu ấn tấn trò đời một thủa… ,không lạ là có vài kẻ vẫn vương vấn mấy cái nước đi, được cho là hay mà mình có, nhưng thực ra nó chỉ góp làm cho cả cái cuộc cờ này nhanh tàn hơn . Khi ta lại là chính mình, rũ bỏ đi chút hào quang ma quái đầy ngộ nhận ,từ bỏ đi thói xu nịnh đến thảm hại, ngẩng cao đầu vượt lên trên cái hàng rào sợ hãi ,ta được cái nhìn  đúng cách của một con người, giúp ta nhận ra các giá trị thực ở đời và cả giá trị người ta yêu dấu, để cho lòng càng tin tưởng nhau ,mà thương quý nhau nhiều hơn .
Mấy mươi năm, từ những đứa trẻ đàu xanh ,tới lúc thành ông lão ,bà lão ,trải qua những biến cố kinh thiên động địa ,chững kiến sự sụp đổ của thần tượng được cho là vĩnh hằng ,những cái vĩ đại trở nên vô nghĩa, những điều từng tôn vinh một thủa hóa ra là giả dối ,thần thánh tầm thường hơn cả kẻ tầm thường, các giá trị bị đảo lộn ,ta hiểu ra rằng một tình cảm đích thực còn quý hơn ngàn bảo vật. Một buổi đi dạo, thấy lão thương binh hàng xóm đứng giám sát đám thợ đang xây một ngôi nhà trên mảnh đất cuối thôn, hỏi thì bảo, đây là đất của chị gái nó, các cụ cho từ trước, giờ chị xây nhà để về đây ở .“Nên như vậy” ,lão nghĩ một cách vô tư ,khi có tuổi nếu có điều kiện thì nên tìm một nơi yên tĩnh, thoáng mát ,có người thân xung quanh mà ở ,tuy đã đô thị hóa nhưng nơi đây vẫn yên tĩnh ,khí hậu trong lành, siêu thị, bến xe, công viên khá đầy đủ ,tiện nghi sống tốt, hợp với tuổi già, “bà ấy được thế là sung sướng hơn người ta rồi”, chỉ có chút tò mò, “không biết giờ gặp lại nhau thì thế nào nhỉ”, rồi lão phẩy tay “Quá lâu rồi duyên ai phận nấy, duyên nợ phải chiều, còn chi mà nhớ tới ai” rồi tiếp tục đi dạo .Tình vợ chồng và những đứa con ngoan là tấm lưới vô hình níu kéo người ta khỏi những sa ngã về tình cảm ,nhưng hướng về nó quá nhiều cũng có khi làm cho con tim ta thành khô cứng thậm chí là lạnh lung, có lẽ vì vậy mà lão không quan tâm, đúng hơn là không dám quan tâm đến việc người ta khánh thành ngôi nhà ,cả việc mừng lễ tân gia của chủ nhân, cho đến một hôm vợ lão đi chợ về khoe rối rít
- Hôm nay bà Nga mời em vào nhà chơi đấy, ngôi nhà mới làm đẹp quá, nhưng không thích bằng tính cách bà ấy ,thân mật vui vẻ lắm ,lúc cùng đứng mua hàng ngoài chợ ,chẳng biết ai bảo mà bà ấy biết,chủ động đến làm quen, chuyện qua lại mấy câu là mến ngay, thân mật quá, vui như chị em lâu ngày gặp nhau ấy ,hèn gì cụ nhà mình ngày xưa quý bà ấy đến vậy, lúc đi lấy chồng rồi vẫn còn thương ,còn cả lão nữa đấy lão ạ ,Ngẩn ngơ như mất hồn bao nhiêu ngày giời ,không có người ta đây thương cho thì giờ không biết ra sao nữa nhỉ, lão biết là khi vợ khen người tình cũ của mình thì thượng sách là chỉ cười khì, mặc người ta muốn hiểu thế nào thì hiểu ,chớ có bác lại làm nàng mất vui lấy làm cớ ghét mình, mà phụ họa theo thì coi chừng cái mồm, trong khi bà vợ cứ líu lo “Mà không ai nhớ giỏi được như bà này chỉ hai lần gặp em bên bà Lành, mà hồi ấy em còn bé lắm thế mà bà ấy vẫn còn nhớ tên cũng cơm của người ta” nghe đến đây lão không cười được nữa, hình như có một thông điệp được chuyển đến “Mày ơi, tao không quên đâu”.
Sự ngại ngần kéo dài một thời gian, cũng vài lần nhìn thấy từ xa, hình như vì cái lời hứa là sẽ quên nhau mãi mãi từ ngày xưa, không ai nỡ vi phạm nên mặc dù đã già cóc cả mà họ chưa dám sáp lại gặp nhau, cho tới lần đi bộ buổi chiều hôm ấy, khi ngang qua lớp mẫu giáo, thấy bà Nga đứng đấy ,lão kia quyết định phá lời nguyền lại thăm hỏi.

VĨ THANH: Đã thành một vòng khép kín .Câu truyện có thể kết thúc ở đây ,nhưng nếu vậy bạn đọc sẽ hỏi :Điều gì sẽ đến với họ sau này nhỉ ,liệu có hay không câu truyện“tái hồi” ,các bạn thân mến ơi, để giải đáp thắc mắc này tôi xin kể thêm một đoạn ,dẫu chưa giải đáp được cặn kẽ nhưng cũng biết đường hướng của họ.
Hôm nhà lão thương binh hàng xóm có đám giỗ, lão này mang lễ sang phúng ,hai nhà hàng xóm, lại là chỗ thân tình nên các việc hiếu hỷ luôn mời nhau , những năm trước do không thích rượu chè nên lão thường nhường cho vợ, các bà tháo vát,thạo việc bếp núc sang đấy vừa vui, lại giúp được nhiều việc hơn hẳn mấy lão già chỉ giỏi tán dóc .Năm nay vợ lão bận việc nên lão sang ,bà Nga là con gái lâu lắm giờ mới có dịp về làm giỗ mẹ ,họ gặp nhau, chủ khách truyện nở tưng bừng ,thỉnh thoảng đá lại tí truyện cũ làm đám người già cười nghiêng ngả ,cỗ bàn xong lão kia xin phép về hẹn bà Nga xong việc nhớ lại chơi .
Chiều hôm ấy bà Nga cho đứa cháu đi cùng sang chơi cái thằng bé lém lỉnh đã gặp ông lão ở lớp mẫu giáo ấy vừa vào cổng đã gào tướng lên
- Cháu chào ông! Ông lão ra đón, hai bà cháu vào nhà ,thằng cu chạy lung tung,leo chỗ này trèo chỗ kia rồi chạy cả ra vườn,bà Nga nhìn theo cháu dí dỏm
- Ông biết thế nào là cháu trai chưa? Giờ chẳng cần mời bà cháu tôi vẫn xông vào nhà ông đấy ,ông lão cười phụ họa theo
- Thì bà đã xông vào nhà tôi, cứ tự nhiên như nhà mình từ hồi con bé tí rồi còn gì, thế còn cái con bé lớn của bà hôm đưa vào đây ấy nó thế nào rồi ,bà kia hơi chững lại
- Ông vẫn nhớ nhỉ? Cháu nó giờ ở Hải Phòng ,chồng nó làm bên hàng hải ,hai đứa con đã lớn tướng ,một đứa sắp thi đại học rồi ,ông lão nhìn bà
- Nhanh quá bà nhỉ, mới ngày nào tôi với bà còn rủ nhau đi học giờ đã lên ông lên bà cả rồi bà Nga nhìn ra sân mơ màng
- Cái thời trẻ con ấy, thích thế nhỉ, hàng xóm với nhau mà thân thiết quá… ,ông lão hùa theo
- Khi lớn tôi với bà càng thân thiết hơn ấy chứ! ,bà Nga đưa ngón tay ra dọa
- Suỵt!...không được nói thêm nữa nhá rồi nhìn thấy bức tranh sơn mài treo ngay gian giữa bà gật gù
- Ơ! ông giữ được bức tranh này tốt nhỉ, vẫn cứ như mới ấy ,ông lão cười nhẹ
- Bức tranh này tôi quý lắm, lúc nào với tôi nó cũng là mới… ,mắt bà ánh lên như có nắng
- Thôi đi ,đồ quỷ ạ, già hết cả rồi .Đây này ,tóc người ta chẳng bới đâu ra một sợi đen nữa, ai cũng bảo mình già trước tuổi, ông lão bí hiểm
- Thế mà tôi vẫn tìm được sợi tóc đen của bà đấy, để tôi lấy cho bà xem nhé, nói rồi lão chạy lại tủ quần áo ,lôi ra bộ quân phục cũ lật nắp túi áo ngực lấy ra một chiếc khăn gấp gọn đưa đến chỗ bà Nga, vừa nhìn đã biết ngay đây là chiếc khăn ngày xưa của mình,lão mở chiếc khăn,trong ấy có một chiếc nhẫn được kết bằng những sợi tóc lão thì thầm,
- Hôm ấy về tôi thấy 3 có sợi còn dính trên ngực mình, tôi cuộn lại cất đi ,hôm bà đưa tôi chiếc khăn tôi lại thấy có 6 sợi vương ở đó thế là được 9 sợi tất cả ,tôi tết lại thành chiếc nhẫn, tôi đã định đeo nó suốt đời ,bà xem nó vẫn đen đấy .Bà kia chộp lấy tất cả nắm chặt vào trong tay
- Đồ giở hơi! Trả hết đây, nói rồi giấu cái tay đang nắm mấy thứ đó ra sau lưng ông lão cười hiền lành,
- Tôi cũng định đem ra để trả lại bà đấy chứ .Già rồi, còn gì nữa đâu, trả lại để hiểu lòng nhau thôi… ,bà kia cười, lấy luôn cái khăn chấm nước mắt
- Được rồi ,thế thì tốt, tại tôi sợ ông cướp lại .chiều mai đi dạo bộ tới rủ tôi với nhé ,đi sớm vào .nói rồi bà gọi thằng cu,hai bà cháu dắt nhau về.
Hôm sau như hẹn ông lão đến đã thấy bà Nga đứng chờ vai đeo cái túi nhỏ ,hai người men theo con đường ven thôn rồi bà bảo ông rẽ vào khu dự án những con đường trải nhựa cắt nó thành những lô vuông vắn ,cái dự án này đã bị treo hàng chục năm, cây cỏ mọc xanh um, cày cáo đào hang lở loét trông như cánh đồng hoang, rồi bà bảo ông rẽ vào một lô đất trống
- Ông xem, đây có phải khu nghĩa địa ngày xưa không ,ông lão gật gù
- Đúng đấy bà ạ, họ đã ủi phẳng nhưng tôi vẫn nhận ra, bà đưa ông đến trước một cái hố nhỏ đã đào sẵn thì thào thanh minh
- Tôi đào sẵn từ chiều qua đấy,bây giờ thế này nhé nói rồi bà kéo ông ngồi xuống mở túi lấy ra từng thứ .
- Đây là cái khăn,với cái nhẫn kết bằng tóc ông vừa trả tôi này, đây là nắm tóc tôi cắt đi hồi làm đàu này, đây là cái cặp ba lá ông cho tôi này, còn đây là cái cúc áo hôm tôi dứt của ông này ,cho hết xuống hố này nhé rồi…,ông lấp đất lên đi ,họ vun đất xuống dẫm lèn thật chặt,xong bà kéo tay ông
- Thôi ta về ,hãy quên những thứ đó đi ông ạ vài thứ kỷ niệm đó chỉ có ông quý, tôi quý ,còn bọn con cháu mình nó lại coi là rác ,chôn sớm chúng đi khi chúng mình còn khỏe để mà còn một chút luyến tiếc ,từ nay tôi với ông bình thường thật rồi nhá hãy tập trung vào bà Thẽm ấy, bà ấy nặng nghĩa với ông lắm đừng lơ tơ mơ mà chị em tôi xúm vào trị cho thì tới số đó, lão cười
- Thì tôi vẫn chu đáo với bà ấy đấy chứ, bà Nga cau mặt
- Chu đáo chỉ là bổn phận ,phải dồn hết yêu thương vào cho bà ấy nghe chưa ,ông lão cười
- Thế còn bà, Ông ấy đâu sao không thấy ra với bà ,bà Nga thở dài
- Ông nhà tôi ở lại trong ấy với thằng cháu lớn ông lão ngạc nghiên
- Tưởng thằng này là lớn rồi chứ, ông bà chỉ có hai đưa thôi mà! Giọng buồn buồn bà kể
- Trước tập kết ông nhà tôi đã có vợ, có một con trai, hòa bình ông về quê tìm lại được đứa con ,còn vợ theo người chồng sau mang theo những đứa con của họ ra nước ngoài .Bây giờ hai bố con ở lại ngôi nhà của ông ấy được phân trong thành phố Hồ Chí Minh, mẹ nó ở bên kia thỉnh thoảng cũng gửi tiền về giúp ,mải nghe không chú ý ông lão vấp phải đống gạch phế thải một hòn bắn vào chân bà kia ,cả hai cùng ngồi ôm chân ,ông lão lo lắng hỏi
- Bà đau lắm không? ,bà kia cố đứng dậy tập tễnh
- Cũng hơi đau ông ạ! Ông lão cũng đứng dậy gượng bước
- Tưởng mình tôi đau, hóa ra bà cũng đau nhỉ .Bà Nga gượng cười
- Thôi, đau thì cũng phải cố đi cho hết con đường của mình chứ ,thế bà Thẽm đi đâu mà mấy hôm nay tôi không gặp hả ông,
- Bà nhà tôi về chăm sóc cho bà cụ bên nhà, thời tiết thay đổi cụ mệt ,có mỗi cậu em trai đi lao động nước ngoài lại ở lại bên ấy, nên bà nhà tôi phải lo hết ,may có bà Lành bên cạnh ,bà ấy đỡ cho nhiều lắm ,bà Nga vui hẳn lên
- Cụ Thắm vẫn còn ư ? ,thế thì mai tôi phải sang thăm cụ,ngày xưa cụ cũng thương tôi lắm.cả cái bà Lành ấy nữa không biết giờ ra sao rồi, ông lão vui vẻ
- Cám ơn bà ,giời cho cụ nhạc tôi thọ cao ,ngoài chin mươi, nhưng vẫn minh mẫn, cụ vẫn nhớ được tên từng đứa chắt không lẫn đứa nào .Còn bà Lành chồng bà ấy mất mấy năm nay rồi ,giời cũng cho được một thằng con trai ngoan,chịu khó làm ăn. Cụ Nhạc bên nhà tôi vẫn coi bà ấy như con gái ,bà Nga khoe
- Cụ “nhà mình” ấy, hồi xưa cũng quý người ta lắm ,lúc nào cũng mẹ mẹ con con ,bây giờ trong mơ vẫn thường hay găp cụ đấy .ông lão hóm hỉnh
- Nếu như có kiếp sau,bà có về làm con dâu cụ không?bà Nga nhìn về phía xa tắp buồn bã trả lời .
- Thôi đi lão ạ ,một kiếp làm người đã thấy nặng nề, mệt mỏi lắm rồi ,tôi chỉ cố sống sao cho tử tế nốt phần đời còn lại ,còn ông nữa phải sống sao cho cho bà Thẽm bà ấy vui ,lão kia tiếp
- Bà Thẽm nhà tôi đã đổi tên là “Nga”rồi .Trong hồ sơ đi làm bà ấy ghi tên là “Nga” bây giờ mọi người gọi là bà “Nga”chứ không gọi là Thẽm nữa đâu , bà Nga cười khanh khách
- Thế ạ!, thế thì hôm nào tôi phải sang cám ơn rồi kết nghĩa chị em với bà ấy. Sao có những việc tuyệt vời như vậy ông nhỉ .Đời cứ như một giấc mơ ấy .ông lão trầm ngâm
- Vì những người tốt thường hay san xẻ bù đắp cho nhau ,trong lòng họ chỉ có lòng biết ơn, tình yêu thương để chia xẻ cho nhau ,làm gì có những mưu mô toan tính ,mà những người chân chất như chúng mình toàn là người tốt bà ạ ,bà Nga nói thêm
- Cũng vì thế họ hay bị lợi dụng lắm,dễ bị biến thành vật hy sinh,trên mọi lĩnh vực .Cơ mà thôi sắp sang thế giới bên kia cả rồi ,hiểu ra cũng chẳng để làm gì cố mà vui sống ông ạ .Kìa chiều rồi mà vẫn còn nắng đấy, nắng vẫn không nhạt mầu ông nhỉ

Y - C

2 nhận xét:

  1. Mấy mươi năm, từ những đứa trẻ đàu xanh ,tới lúc thành ông lão ,bà lão ,trải qua những biến cố kinh thiên động địa ,chững kiến sự sụp đổ của thần tượng được cho là vĩnh hằng ,những cái vĩ đại trở nên vô nghĩa, những điều từng tôn vinh một thủa hóa ra là giả dối ,thần thánh tầm thường hơn cả kẻ tầm thường, các giá trị bị đảo lộn ,ta hiểu ra rằng một tình cảm đích thực còn quý hơn ngàn bảo vật.
    YC À... NHƯNG CÁI THIÊNG LIÊNG ẤY CÒN MÃI MÃI. CHÚC VUI!

    Trả lờiXóa
  2. Câu chuyện thạt hay, xuyên suốt cả cuộc đời con người, qua cuộc chiến, qua những cuộc tình và đã như vó câu qua cầu. con người trong câu truyện cũng thật nhân văn. rất cảm động. Có điều mạn phép một chút : Đó là phần cuối theo lão thì không nên có mấy đoạn diễn giải về tính cách, hay hoàn cảnh xã hội như vậy . thì chuyện sẽ tuyệt hay. Cảm ơn Bác đã cho mọi người được thưởng thức một câu chuyện thật hay như thế . Mong có nhiều truyện ngắn hay nữa !

    Trả lờiXóa