Đã tự nhủ 27/7 phải có một entry nhưng bận quá ,hôm nay mới viết nên hơi vội .Cũng vì vội nên có thể mắc một số sai xót ,nhất là lỗi chính tả bà con thông cảm và chỉ bảo cho nha ,câu truyện tôi kể dựa trên sự việc có thực nên có thể có đôi chỗ hơi cứng đầu đề là
Báo Tử
Hồi về đóng quân ở Hiệp Hòa Hà bắc chúng tôi sống trong nhà dân, đồng bào ở đây rất tốt họ luôn giành những chiếc giường, những căn phòng tốt cho bộ đội, nhiều gia đình khi đi làm họ giao luôn cả chùm chìa khóa nhà mình cho bộ đội giữ hộ ,sống chan hòa trong tình
thương yêu đùm bọc của nhân dân là nguồn động viên lớn cho những người lính.Tôi cùng mấy anh em ở trong nhà Mẹ Trung, gọi theo tên anh con trai của mẹ tên là Trung làm đội phó đội sản xuất nông nghiệp,vợ chồng anh hơn bọn tôi mấy tuổi đều rất vui tính. Mẹ còn có người con trai thứ hai tên là Tâm đi bộ đội là liệt sĩ hi sinh hồi 1968, mới có giấy báo tử về được hơn năm .Mẹ Trung quý bọn tôi lắm ,suốt ngày mẹ lau chùi quét dọn ,chỗ ăn chỗ ở của chúng tôi lúc nào cũng sạch bóng ,thủ trưởng đơn vị có lần đã nói với mẹ “kỷ luật quân đội quy định chúng con phải tự làm những việc này,mẹ làm thế chúng con phê bình chúng nó đấy” mẹ không nghe mẹ bảo “tôi coi chúng nó như thằng Tâm nhà tôi, đỡ được chút việc cho chúng là tôi cũng vui” ngăn không được, dần cũng thành quen,đơn vị toàn lính trẻ mới từ chiến trường ra nên hay đùa nghịch rất vô tư,mỗi lần thấy vậy mẹ lại vừa cười vừa lau nước mắt, một lần mẹ thốt lên“Thằng Tâm nhà này ngày trước chắc cũng hay được vui như thế nhỉ”, chúng tôi lặng đi,mãi sau anh tổ trưởng mới tìm ra câu trả lời, tôi không nhớ hết từng câu nhưng đại để là “Ngày trước ở trong đó gian khổ thiếu thốn nhưng tụi con cũng có những lúc vui,vui hơn thế nầy cũng có ,nhưng cũng có khi buồn và nhớ nhà lắm mẹ ạ” nghe xong mẹ lau nước mắt “Ừ thằng Tâm nhà này chắc cũng thế”
Dịp 27/7 năm ấy mẹ đi dự lễ kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ,lúc về được biếu một gói kẹo và một bao thuốc lá, đặt lên bàn thờ,cúng anh Tâm xong, mẹ đem kẹo chia cho mấy đứa cháu nhỏ còn bao thuốc mẹ cho chúng tôi mẹ bảo “đây là thuốc của thằng Tâm nó mời các anh”.Tối hôm ấy đơn vị nghỉ sinh hoạt để đi thăm hỏi các gia đình thương binh,liệt sĩ trên địa bàn đơn vị đóng quân,chúng tôi ở ngay trong gia đình liệt sĩ nên chẳng phải đi đâu cả,chặp tối anh chính trị viên có sang thăm hỏi động viên Mẹ Trung một lúc rồi đi nhà khác, chỉ còn chúng tôi ngồi lại với gia đình mẹ, Anh Trung rưng rưng kể
- Chú Tâm nhà tôi cũng trạc tuổi các chú ,đang đi học ,trắng trẻo khôi ngô đẹp trai lắm .Vừa nghe tin Mỹ cho máy bay đánh ra miền bắc thế là bỏ học về xin đi bộ đội ,đợt ấy là đầu năm 65 xã này đi đông lắm khí thế sôi nổi, huấn luyện mấy tháng xong là đi B . Gia đình nhận được tin chú ấy hy sinh từ dạo tết 70 cơ. Có anh bộ đội huyện bên cùng đơn vị với các chú nó ở trong ấy, được điều ra ngoài này học tập, đến tận nhà thăm hỏi ,báo tin chú Tâm nhà tôi,với mấy chú nữa ở xã này,đã hy sinh trong mấy đợt chiến đấu chống địch càn quét. Năm ngoái huyện mới có giấy báo tử ,gia đình mới được thắp nén hương cho chú nó, lần này là lần thứ haicoi như giỗ đầu đấy có các chú dự thế này cụ tôi cũng đỡ buồn ,lúc này mẹ Trung mới chậm rãi nói.
- Thôi thì cái việc đi vào chỗ mũi tên hòn đạn,chẳng may hy sinh cũng là vì dân vì nước,được vinh dự tổ quốc ghi công,nỗi đau mất mát cũng được bù đắp phần nào, chỉ thương mẹ con cụ Quyền ở đầu xóm,anh Quyền nghe đâu cũng hy sinh cùng trận đánh với thằng Tâm nhà này,vậy mà chờ mãi không có giấy báo tử...chăc là người ta cũng phấp phỏng lắm y như cái đận mẹ nghe tin thằng Tâm hy sinh ấy, mất ăn mất ngủ cả năm trời .Anh Trung giải thích thêm
- Cậu Quyền hơn tuổi thằng Tâm nhà này, ông bố mất sớm, được có mình nó, là con một người ta không lấy bộ đội nhưng nó cứ làm đơn xin đi, thế là được gọi nhập ngũ cùng đợt với chú Tâm ,vừa lấy vợ được mấy tháng là đi ,chưa con cái gì .Chắc là trên người ta ái ngại hoàn cảnh gia đình nên chưa báo tử đấy thôi
- Thì đằng nào cũng hy sinh rồi cứ báo cho người ta, đau một lần rồi sẽ nguôi ngoai,để thế làm người ta cứ canh cánh ai chịu được .Khổ cho con Duyên vợ nó, ngày trước tươi thắm là thế, bây giờ gày xơ xác, ra đường cứ ngẩn ngơ như đứa mất hồn .ngày kỷ niệm thương binh liệt sĩ cũng chẳng ai hỏi đến một câu, tủi lắm . Anh Tùng tổ trưởng của tôi vốn người Hà tĩnh băn khoăn hỏi
- Rứa nhà mệ Quyền ở thôn mô nờ...
- Thì ngay đầu thôn này thôi ,ngày nào các anh đi tập chẳng qua đấy ,ngôi nhà có mảnh vườn bé bé, lối vào trồng hai cây cau gầy như hai cây tre cộc ngọn ấy...
Từ hôm ấy tôi cứ hay để ý đến ngôi nhà ấy, mỗi lần đi qua tôi lại nhìn vào và lại phát hiện ra một điều gì đó.
Lần thứ nhất tôi phát hiện ra mảnh vườn ấy không trồng gì cả, tuy vẫn còn hình vun thành luống nhưng toàn cỏ gà mọc dày kín và rất cằn cỗi .
Lần thứ hai tôi nhận thấy ngôi nhà và khu bếp nấu ăn quá nhỏ ,ngôi nhà tranh cũ kỹ, thấp xè, cửa ra vào càng thấp, ra vào đó chắc người ta phải cúi ghê lắm , cánh cửa ghép bằng nan tre lâu ngày trở nên nâu xỉn như sắt gỉ, bếp nấu ăn tầm cao chỉ đủ người ngồi nối liền với dãy chuồng lợn hay chuồng gà gì đó cũng thấp y như vậy,mà hình như cũng chẳng có con vật nào trong đó .
Lần thứ ba tôi nhận ra ngôi nhà đó quá vắng vẻ ,nhiều lần để ý mà tịnh không thấy bóng người ,không nghe thấy một tiếng nói cười ,kể cả tiếng cằn nhằn,quát tháo cũng không .Một cái gì đó rất nặng nề hoang hoải bao phủ, gây cho người ta cảm tưởng muốn xa lánh .Điều đó càng kích thích trí tò mò của tôi và tôi thầm quyết tâm phải nhìn thấy bằng được những thành viên trong ngôi nhà này.
Rồi dịp ấy cũng đến, ấy là hôm tôi phải dậy sớm để lên nhận trực ban quân cảnh trên tiểu đoàn,đi gần đến khu nhà ,thấy bóng một chị phụ nữ vác cuốc tất tả đi ra, một cụ bà dáng vẻ tiều tụy từ trong nhà len lén theo sau rồi đứng bên mé hàng rào cúc tần nhìn theo ,chị kia đi không quay lại .Tôi cố rảo bước bám theo ,lúc qua ngang chỗ bà cụ tôi cất tiếng chào to
- Con chào mẹ!... Bà cụ quay nhìn tôi ánh mắt ngỡ ngàng ẩn chứa vẻ đau khổ, lo lắng như van nài “hãy tránh xa mẹ con tôi ra...” với lời đáp hấp tấp
- Chào anh bộ đội..., rôi lại quay ra khắc khoải nhìn theo bóng cô con dâu khi thấy tôi đi cùng con đường ấy... .Nhưng mà chị ta đi nhanh như chạy, đời lính hành quân đã nhiều tôi cố sải bước dài để đuổi cho kịp mà không được ,khi đến được gần chị thì cũng là lúc đến điểm tập trung của xã viên đội sản xuất ,chị lẫn ngay vào nhóm người đứng đó từ trước ,tôi quay lại nhìn thoáng qua, cố ghi nhận vài nét ,khuôn mặt chị rất gầy, má có nhiều vết rám đen khắc khổ và đôi mắt rất to... .
Tối hôm ấy tôi kể lại cho anh Tùng và mấy anh em trong tổ nghe ,anh Tùng có vẻ bồn chồn lắm
- Răng giúp được mệ Quyền o Duyên hè... .Tôi biết tâm trạng anh Tùng, anh hơn tuổi bọn tôi,cả tổ chỉ mình anh có vợ ,thỉnh thoảng mang ảnh vợ ra ngắm ,cả bọn xúm vào xem ghé,đứa nào cũng nức nở khen gái Hà Tĩnh xinh, anh đỏ mặt cất vào ba lô tuyên bố
- Cho tụi bay xem mòn ảnh vợ tao... . hoàn cảnh o Duyên làm anh nghĩ đến chị ấy ở nhà .Một suy nghĩ tốt, một nghĩa cử đẹp ở trong hoàn cảnh này rất khó thực hiện ,một mặt do quỹ thời gian của chúng tôi rất eo hẹp ,nhưng cái chính tìm lý do để mà giúp đỡ quả là khó .Nhà mẹ Quyền chưa được công nhận là gia đình liệt sĩ ,chị Duyên chưa được coi là vợ liệt sĩ ,ai sống qua thời buổi này cũng biết, truyện quan hệ nam nữ được sử lý rất nghiêm khắc ,nhất là hoàn cảnh như chị Duyên là vợ bộ đội đang chiến đấu ngoài chiến trường ,anh nào láng tráng để dân người ta dị nghị có mà kỷ luật như trời giáng ,Hơn nữa từ ngày nhận được tin không chính thức anh Quyền hy sinh mẹ Quyền ,chị Duyên tự nhiên trở nên sống rất khép kín ,xa lánh với mọi người ,có thể là một sự giữ ý quá mức,một sự né tránh như sợ bị người ta chọc vào nỗi đau ,tâm tư của hai mẹ con bị dồn nén thành cái nhọt lớn đang sưng tấy nhức nhối nên họ sợ bất cứ một sự va chạm nào dù nhỏ nhất , làng xóm với lòng cảm thông chia xẻ cũng không ai muốn động vào nỗi đau của họ, nhìn thấy từ xa mọi người đã tự nhủ “đừng chọc vào nỗi xót xa mất mát quá lớn của người mẹ ,đừng động vào nỗi đau đớn quá lớn của người vợ” bởi vì khi nói truyện với họ nếu nói về quá khứ,sẽ khơi gợi ra nỗi buồn, nếu nói về tương lai sẽ làm cho họ đau đớn ,nếu nói về hiện tại sẽ làm họ tủi thân ,chẳng biết nói truyện gì nên người ta né tránh, tạo thành một khoảng cách rất tự nhiên .
Có một dịp may đến với tôi ,hôm ấy chủ nhật ,đi làm cỏ lúa trên thửa ruộng tăng gia của đơn vị, xong việc thấy trời còn sớm tôi tìm đường đi tắt qua mấy đồi bạch đàn để về. tình cờ thấy mẹ Quyền đang nhặt củi ,mẹ dùng một cái móc tre tìm móc những cành bạch đàn khô trên cây cho rơi xuống rồi nhặt bó lại đem về đun ,tay mẹ run run kéo hồi lâu mới được một cành tôi chạy lại giúp,mới đầu mẹ không cho, tôi nài nỉ “mẹ yếu rồi để con làm giúp cho nhanh kẻo tối mẹ về không kịp” nhìn tôi làm mẹ nói như thanh minh
- Nhà không có lũy tre nên không năm nào đủ cái đun nấu cứ phải ra đồi bạch đàn vơ ít lá,nhặt ít cành khô về đắp đổi qua loa cho xong ,rồi mẹ kể như khoe,
- Ngày trước thằng Quyền nhà này còn ở nhà năm nào nó cũng cắt được hàng đống cây chổi sể đem về, cây dài đem bán cho người ta làm chổi,cây cằn ngắn đem đun nấu, cháy đượm ngon cơm lại thơm nhà .Tôi thấy mắt mẹ ánh lên chút tia vui nho nhỏ ,như chút nắng chiều rơi rớt trên cành lá... .Trước khi bẻ củi giúp mẹ tôi không nghĩ trong đồi bạch đàn lại có nhiều cành khô như vậy đến khi bẻ được một bó khá to tôi bỗng nhận ra giữa cái đồi cây xanh mướt này, giữa cái mơn mởn đang vươn lên ấy vẫn ẩn chứa cả những cành khô mục đến tàn tạ .Vác bó củi lên vai cùng mẹ về làng, muốn gợi truyện mà thấy khó quá ,hỏi truyện gia đình sợ mẹ nghĩ đến anh Quyền,muốn kể truyện bộ đội cho mẹ nghe cũng sợ mẹ nhớ đến anh Quyền, tôi cố né tránh, chỉ hỏi mẹ về truyện mùa vụ,về năng xuất lúa ,truyện về đường đi lối lại trong làng mẹ rất kiệm lời hỏi đến đâu mẹ trả lời đến đấy ,tới nhà mẹ, ôm bó củi đưa vào bếp loay hoay mãi không tìm ra chỗ để ,căn bếp quá chật chội, mồ hóng đóng đen xì từ chân vách đất trở lên ,ở ngoài nhìn vào thấy nó đen thui như nhìn vào lọ mực tàu ,đặt được bó củi ,nhìn lên thấy cửa nhà trên vẫn khóa,vòng xích sơ sài ,ổ khóa cũ kỹ treo lủng lẳng biết chị Duyên chưa về, tôi xin phép mẹ về ,khi vòng ra con đường quen thuộc vào thôn cảm thấy tiếng chân mẹ nhè nhẹ bước theo, mẹ lại đứng nép bên cõi cúc tần nhìn theo tôi ,cảm giác khó tả dồn lên ngực ,không dám quay lại tôi bỗng nhớ tới mẹ tôi ,nhớ bao người thân yêu nơi quê nhà... .Từ hôm ấy lần nào lên đồi bạch đàn tập quân sự nếu thấy có nhiều cành khô, giờ giải lao tranh thủ trèo lên bẻ mấy cành cuối buổi cũng được một bó nhỏ, trưa về đi qua nhà lại đưa vào cho mẹ ,mấy anh trong tổ cũng ủng hộ nên bó củi ngày càng to ra .Thường những lần tôi đưa củi cho mẹ Quyền chị Duyên đi làm chưa về ,nhưng hình như chị đều biết .cho đến một hôm tôi lại đưa bó củi đến cho mẹ vừa đến cổng thấy chị Duyên trong nhà đi ra , chặn tôi ngay đầu cổng chị nghẹn ngào
- Các anh tốt quá, em xin cám ơn... nhưng xin các anh đừng làm thế nữa...kẻo nhỡ xẩy ra điều tiếng gì, mẹ con chúng em khổ lắm... ,chị đẩy trả bó củi không nhận đang lúng túng thì thấy mẹ Quyền từ trong nhà đi ra, vừa giằng lấy bó củi vừa nói
- Tôi yếu mệt không làm được ,các anh ấy cho tôi thì tôi lấy việc gì đến chị... rồi quay sang tôi
- Các con cứ mang đến nhà cho mẹ nhá... , chị Duyên úp hai tay lên mặt vừa chạy vào trong nhà vừa nói trong tiếng nấc
- Ý mẹ như thế là sao...mẹ ơi...con xin mẹ...con xin mẹ... .Tôi đem truyện này kể với anh Tùng được nghe anh nói một câu hết sức triết lý
- Tấm lòng người mẹ sâu sắc lắm mình làm sao hiểu hết được... .Thời gian tiếp đấy lúc rảnh ,hay ngày nghỉ chúng tôi lại ra đồi bạch đàn bẻ cho mẹ Quyền bó củi ,rút kinh nghiệm, tôi chọn lúc chị Duyên không có nhà mới mang đến cho mẹ ,qua những lần như vậy mẹ Quyền hình như dễ gần hơn.nét mặt mẹ bớt được đôi phần u uất, nhưng chị Duyên thì không ,chị càng trở nên xa lánh có lần cơm chiều về gặp ngang đường tôi chào,chị cúi mặt đi thản nhiên làm như không nghe tiếng .
Vụ thu hoạch lúa năm ấy,đơn vị tổ chức gặt lúa giúp dân mấy ngày, không biết sao ,tổ tôi toàn được các bác trong hợp tác xã phân công đi gặt cùng nhóm chị Duyên, anh Tùng mừng lắm bảo bọn tôi “tụi bay gắng làm quen o Duyên đi hè” ,cơ mà khó ,chị Duyên gặt rất nhanh ,cứ thấy chú bộ đội nào mon men đến gần chị lại lảng đi hướng khác, thành ra mấy anh không ai bắt chuyện được ,chỉ khi tôi đến gần là chị không lảng đi, có lẽ tại tôi trẻ con nhất hội bị chị coi như thằng em trai, tôi liếc sang thấy anh Tùng nháy mắt động viên thế là tôi mạnh dạn gợi truyện
- Chị Duyên này, sao trên này mình cứ gặt ngang cây lúa nhỉ, dưới quê em cứ gặt sát gốc sau xén đi lượm phần bông đem về còn thân rạ cứ để ngoài đồng cho khô làm như vậy nhanh lắm ,mắt không rời tay liềm chi trả lời một cách thờ ơ
- Dưới đó đồng khô làm như vậy được ,trên đây ngập nước làm thế phải ngâm bông lúa ,về phơi đến bao giờ cho khô .Giọng chị đều đều vô cảm làm tôi bị hụt hững và trở nên lúng túng, bước trên bùn nước bị trượt chân xuýt để rơi nắm lúa, thấy vậy chị ôn tồn bảo
- Chú phải chụm mấy gốc rạ lại làm chỗ, đặt nắm lúa lên, tay rảnh mới gặt tiếp được, khi nào đủ to thì bó lại ,cũng giống như dưới quê lượm lúa ấy . hấp tấp làm theo chị hướng dẫn, liếc sang thấy nét mặt chị hơi dãn ra, tôi khen lấy lòng
- Chị Duyên gặt lúa giỏi thật ,nhanh gấp đôi người khác ấy nhỉ , vẫn cái giọng đều đều
- Làm nhiều thì nó quen đi thôi có gì mà giỏi... .Lúc ấy ở phía anh Tùng có tiếng chị phụ nữ kêu lên “ôi đỉa ...có đỉa” tiếng kêu làm tôi hốt hoảng,lúng túng cúi nhìn quanh chân mình ,chị Duyên quay đi chỗ khác như để cố tránh một nét cười mà nếu tiếp tục nhìn tôi nó sẽ hé lộ ra trên môi,khi nhận ra đó chỉ là màn nhát đỉa của mấy chị xã viên dọa mấy chú bộ đội ,tôi hỏi chị Duyên cũng là để chữa ngượng cho mình ,
- Chị Duyên không sợ đỉa sao...
- Có nhiều cái đáng sợ hơn con đỉa...
- Chị mà bị nó bám vào chân, không dứt ra được ấy
- Có những cái đáng sợ hơn con đỉa ,nó bám vào làm mình đau mà mình không thể dứt ra được, mà cũng không ai có thể giúp mình dứt ra được... tôi nói có ý an ủi
- Chắc là giữa đông dảo anh em bạn bè thế nào cũng có người giúp được mình chứ,không nói gì ,chị tiếp tục cắm cúi gặt lúa... .Sau đợt ấy tình cảm giữa gia đình mẹ Quyền với chúng tôi được cải thiện hơn, thỉnh thoảng tôi lại lấy giúp mẹ bó củi gặp chị Duyên ngoài đường chào, chị cũng chào lại mặc dù nói rất nhỏ .
Giáp tết năm ấy ,cũng là lúc kết thúc khóa học cuả chúng tôi ,theo kế hoạch mỗi người được đi tranh thủ, nghỉ mấy ngày trúng dịp tết, sau đó quay lại tập trung để phân vào chiến trường công tác .Được nghỉ tranh thủ đúng dịp tết là niềm mơ ước của những người lính ,mơ ước rất chính đáng thế mà không mấy ai có được ,cái may mắn ấy rơi trúng bọn tôi làm nổ tung bao sự vui sướng phấn khởi, chúng tôi lao vào thu xếp chuẩn bị, rồi chỉ kịp nhớ chào Mẹ Trung,vợ chồng anh Trung xong là lao ra bến xe về nhà .Mồng 5 tết chúng tôi quay lại tập trung đầy đủ ở nhà mẹ Trung tuy muộn nhưng chúng tôi vẫn thay nhau mừng tuổi ,chúc tết mẹ rất vui .Sáng hôm sau, đơn vị chưa có kế hoạch sinh hoạt vì mấy đồng chí ở xa chưa lên đủ, chúng tôi vẫn được nghỉ .Sang thăm hỏi mấy nhà hàng xóm xung quanh, đang định chiều rủ nhau ra nhà mẹ Quyền thì trưa hôm đấy anh Trung tất tả về giọng buồn buồn
- Hôm nay trên gửi giấy báo tử của chú Quyền về rồi... ,cụ Quyền phản ứng mạnh quá các chú ra an ủi cụ một chút , anh Tùng nhăn nhó
- Sao lại báo tử dịp ni hề ?
- Trên họ bảo báo trước tết sợ bà con ăn tết mất vui, nay qua tết rồi nên họ báo... vừa báo sáng nay thôi mẹ Quyền đang đập phá đồ đạc trong nhà kia kìa
Cái nhọt hiểm đã vỡ con bệnh đang quằn quại vật vã với cơn đau tột cùng ,nếu qua được ,cái đau sẽ dần dịu lại ,vết thương có thể sẽ lành miệng, nếu không qua được có thể họ sẽ gục hẳn... tôi với mấy anh trong tổ chạy vội đến nhà mẹ Quyền, cảnh đổ vỡ hiện ra, cái chum dùng để hứng nước bên gốc cau bị đập vỡ tan, mảnh vương khắp lối vào,chum tương bị mẹ ném vào trong vườn vỡ làm mấy mảnh nước tương ngập một lối cỏ gà ,góc sân một đống bát đĩa bị đập vỡ, bên cạnh là mẹ Quyền ngồi gào khóc “Ối Quyền ơi là Quyền... ” vừa khóc mẹ vừa lôi những bộ quần áo của mẹ, của chị Duyên ném bừa ra sân ,Tôi vội chay lại đỡ mẹ dìu vào nhà. Anh tùng và mấy anh trong tổ nhanh nhẹn đi dọn mấy thứ đổ vỡ ,Trong nhà chị Duyên chít khăn tang ngồi bệt dưới đất tay ôm cây cột giữa nhà đầu gục xuống... .Đưa mẹ Quyền ngồi vào chiếc chõng tre nhỏ ,mẹ vừa níu chặt cánh tay tôi vừa khóc “Ơi Quyền ơi mẹ thương con...”không dám gỡ tay mẹ,tôi lúng túng chưa biết sử trí ra sao để an ủi,vừa may mẹ Trung và anh Trung đến ,mẹ Trung chạy lại đỡ mẹ Quyền ,hai bà mẹ ôm nhau, tôi nghe tiếng mẹ Trung vỗ về
- Bà ơi ,thằng Quyền nhà bà, thằng Tâm nhà tôi,chúng nó đều bỏ chúng mình đi rồi ,nhưng đấy là chúng nó hy sinh vì dân,vì nước .Bà đừng đập phá, kẻo vong chúng nó về thấy thế nó tủi tiếng mẹ quyền lẫn trong tiếng nấc
- Không đâu...bà đừng an ủi... Tôi làm vậy là để cho con Duyên nó phải bỏ nhà tôi mà đi lấy chồng .Đoạn tang chồng nó lâu rồi... bà giúp tôi thì bảo nó đi lấy chồng đi... đau một ngày, một tháng đừng để đau cả dời... nói xong mẹ lại nấc lên “Quyền ơi...Duyên ơi mẹ thương chúng mày lắm...” ,tiếng chị Duyên vọng lên yếu ớt “con xin mẹ...con xin mẹ...” Tôi bâng khuâng sang thắp thêm nén hương rồi chắp tay thầm khấn anh Quyền
- Anh Quyền ơi ! anh có linh thì về giúp mẹ, giúp chị Duyên vượt qua hoàn cảnh khó khăn này... ,rồi bước ra sân , bỗng chợt nảy ra ý nghĩ “Giả dụ là vong anh Quyền không biết tôi có thể giúp gì cho họ lúc này...” .
Hôm sau chúng tôi được lệnh trở lại chiến trường ,đường hành quân dài,qua nhiều phố xá ,làng quê... không hiểu sao cứ mỗi lần nhìn thấy bóng dáng một bà mẹ tôi lại tưởng như đấy là mẹ Quyền ,mẹ lam làm...mẹ tần tảo... mẹ vị tha hy sinh, lúc đi qua địa phận Hà Tĩnh bỗng anh Tùng thốt lên
- Nỏ biết o Duyên chừ ra răng hè... ,nói thế nhưng mắt anh cứ nhìn đăm đăm về phía núi xa ,quê hương anh ở đấy, nơi có người vợ đang trông mong từng ngày...
Y - C
thương yêu đùm bọc của nhân dân là nguồn động viên lớn cho những người lính.Tôi cùng mấy anh em ở trong nhà Mẹ Trung, gọi theo tên anh con trai của mẹ tên là Trung làm đội phó đội sản xuất nông nghiệp,vợ chồng anh hơn bọn tôi mấy tuổi đều rất vui tính. Mẹ còn có người con trai thứ hai tên là Tâm đi bộ đội là liệt sĩ hi sinh hồi 1968, mới có giấy báo tử về được hơn năm .Mẹ Trung quý bọn tôi lắm ,suốt ngày mẹ lau chùi quét dọn ,chỗ ăn chỗ ở của chúng tôi lúc nào cũng sạch bóng ,thủ trưởng đơn vị có lần đã nói với mẹ “kỷ luật quân đội quy định chúng con phải tự làm những việc này,mẹ làm thế chúng con phê bình chúng nó đấy” mẹ không nghe mẹ bảo “tôi coi chúng nó như thằng Tâm nhà tôi, đỡ được chút việc cho chúng là tôi cũng vui” ngăn không được, dần cũng thành quen,đơn vị toàn lính trẻ mới từ chiến trường ra nên hay đùa nghịch rất vô tư,mỗi lần thấy vậy mẹ lại vừa cười vừa lau nước mắt, một lần mẹ thốt lên“Thằng Tâm nhà này ngày trước chắc cũng hay được vui như thế nhỉ”, chúng tôi lặng đi,mãi sau anh tổ trưởng mới tìm ra câu trả lời, tôi không nhớ hết từng câu nhưng đại để là “Ngày trước ở trong đó gian khổ thiếu thốn nhưng tụi con cũng có những lúc vui,vui hơn thế nầy cũng có ,nhưng cũng có khi buồn và nhớ nhà lắm mẹ ạ” nghe xong mẹ lau nước mắt “Ừ thằng Tâm nhà này chắc cũng thế”
Dịp 27/7 năm ấy mẹ đi dự lễ kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ,lúc về được biếu một gói kẹo và một bao thuốc lá, đặt lên bàn thờ,cúng anh Tâm xong, mẹ đem kẹo chia cho mấy đứa cháu nhỏ còn bao thuốc mẹ cho chúng tôi mẹ bảo “đây là thuốc của thằng Tâm nó mời các anh”.Tối hôm ấy đơn vị nghỉ sinh hoạt để đi thăm hỏi các gia đình thương binh,liệt sĩ trên địa bàn đơn vị đóng quân,chúng tôi ở ngay trong gia đình liệt sĩ nên chẳng phải đi đâu cả,chặp tối anh chính trị viên có sang thăm hỏi động viên Mẹ Trung một lúc rồi đi nhà khác, chỉ còn chúng tôi ngồi lại với gia đình mẹ, Anh Trung rưng rưng kể
- Chú Tâm nhà tôi cũng trạc tuổi các chú ,đang đi học ,trắng trẻo khôi ngô đẹp trai lắm .Vừa nghe tin Mỹ cho máy bay đánh ra miền bắc thế là bỏ học về xin đi bộ đội ,đợt ấy là đầu năm 65 xã này đi đông lắm khí thế sôi nổi, huấn luyện mấy tháng xong là đi B . Gia đình nhận được tin chú ấy hy sinh từ dạo tết 70 cơ. Có anh bộ đội huyện bên cùng đơn vị với các chú nó ở trong ấy, được điều ra ngoài này học tập, đến tận nhà thăm hỏi ,báo tin chú Tâm nhà tôi,với mấy chú nữa ở xã này,đã hy sinh trong mấy đợt chiến đấu chống địch càn quét. Năm ngoái huyện mới có giấy báo tử ,gia đình mới được thắp nén hương cho chú nó, lần này là lần thứ haicoi như giỗ đầu đấy có các chú dự thế này cụ tôi cũng đỡ buồn ,lúc này mẹ Trung mới chậm rãi nói.
- Thôi thì cái việc đi vào chỗ mũi tên hòn đạn,chẳng may hy sinh cũng là vì dân vì nước,được vinh dự tổ quốc ghi công,nỗi đau mất mát cũng được bù đắp phần nào, chỉ thương mẹ con cụ Quyền ở đầu xóm,anh Quyền nghe đâu cũng hy sinh cùng trận đánh với thằng Tâm nhà này,vậy mà chờ mãi không có giấy báo tử...chăc là người ta cũng phấp phỏng lắm y như cái đận mẹ nghe tin thằng Tâm hy sinh ấy, mất ăn mất ngủ cả năm trời .Anh Trung giải thích thêm
- Cậu Quyền hơn tuổi thằng Tâm nhà này, ông bố mất sớm, được có mình nó, là con một người ta không lấy bộ đội nhưng nó cứ làm đơn xin đi, thế là được gọi nhập ngũ cùng đợt với chú Tâm ,vừa lấy vợ được mấy tháng là đi ,chưa con cái gì .Chắc là trên người ta ái ngại hoàn cảnh gia đình nên chưa báo tử đấy thôi
- Thì đằng nào cũng hy sinh rồi cứ báo cho người ta, đau một lần rồi sẽ nguôi ngoai,để thế làm người ta cứ canh cánh ai chịu được .Khổ cho con Duyên vợ nó, ngày trước tươi thắm là thế, bây giờ gày xơ xác, ra đường cứ ngẩn ngơ như đứa mất hồn .ngày kỷ niệm thương binh liệt sĩ cũng chẳng ai hỏi đến một câu, tủi lắm . Anh Tùng tổ trưởng của tôi vốn người Hà tĩnh băn khoăn hỏi
- Rứa nhà mệ Quyền ở thôn mô nờ...
- Thì ngay đầu thôn này thôi ,ngày nào các anh đi tập chẳng qua đấy ,ngôi nhà có mảnh vườn bé bé, lối vào trồng hai cây cau gầy như hai cây tre cộc ngọn ấy...
Từ hôm ấy tôi cứ hay để ý đến ngôi nhà ấy, mỗi lần đi qua tôi lại nhìn vào và lại phát hiện ra một điều gì đó.
Lần thứ nhất tôi phát hiện ra mảnh vườn ấy không trồng gì cả, tuy vẫn còn hình vun thành luống nhưng toàn cỏ gà mọc dày kín và rất cằn cỗi .
Lần thứ hai tôi nhận thấy ngôi nhà và khu bếp nấu ăn quá nhỏ ,ngôi nhà tranh cũ kỹ, thấp xè, cửa ra vào càng thấp, ra vào đó chắc người ta phải cúi ghê lắm , cánh cửa ghép bằng nan tre lâu ngày trở nên nâu xỉn như sắt gỉ, bếp nấu ăn tầm cao chỉ đủ người ngồi nối liền với dãy chuồng lợn hay chuồng gà gì đó cũng thấp y như vậy,mà hình như cũng chẳng có con vật nào trong đó .
Lần thứ ba tôi nhận ra ngôi nhà đó quá vắng vẻ ,nhiều lần để ý mà tịnh không thấy bóng người ,không nghe thấy một tiếng nói cười ,kể cả tiếng cằn nhằn,quát tháo cũng không .Một cái gì đó rất nặng nề hoang hoải bao phủ, gây cho người ta cảm tưởng muốn xa lánh .Điều đó càng kích thích trí tò mò của tôi và tôi thầm quyết tâm phải nhìn thấy bằng được những thành viên trong ngôi nhà này.
Rồi dịp ấy cũng đến, ấy là hôm tôi phải dậy sớm để lên nhận trực ban quân cảnh trên tiểu đoàn,đi gần đến khu nhà ,thấy bóng một chị phụ nữ vác cuốc tất tả đi ra, một cụ bà dáng vẻ tiều tụy từ trong nhà len lén theo sau rồi đứng bên mé hàng rào cúc tần nhìn theo ,chị kia đi không quay lại .Tôi cố rảo bước bám theo ,lúc qua ngang chỗ bà cụ tôi cất tiếng chào to
- Con chào mẹ!... Bà cụ quay nhìn tôi ánh mắt ngỡ ngàng ẩn chứa vẻ đau khổ, lo lắng như van nài “hãy tránh xa mẹ con tôi ra...” với lời đáp hấp tấp
- Chào anh bộ đội..., rôi lại quay ra khắc khoải nhìn theo bóng cô con dâu khi thấy tôi đi cùng con đường ấy... .Nhưng mà chị ta đi nhanh như chạy, đời lính hành quân đã nhiều tôi cố sải bước dài để đuổi cho kịp mà không được ,khi đến được gần chị thì cũng là lúc đến điểm tập trung của xã viên đội sản xuất ,chị lẫn ngay vào nhóm người đứng đó từ trước ,tôi quay lại nhìn thoáng qua, cố ghi nhận vài nét ,khuôn mặt chị rất gầy, má có nhiều vết rám đen khắc khổ và đôi mắt rất to... .
Tối hôm ấy tôi kể lại cho anh Tùng và mấy anh em trong tổ nghe ,anh Tùng có vẻ bồn chồn lắm
- Răng giúp được mệ Quyền o Duyên hè... .Tôi biết tâm trạng anh Tùng, anh hơn tuổi bọn tôi,cả tổ chỉ mình anh có vợ ,thỉnh thoảng mang ảnh vợ ra ngắm ,cả bọn xúm vào xem ghé,đứa nào cũng nức nở khen gái Hà Tĩnh xinh, anh đỏ mặt cất vào ba lô tuyên bố
- Cho tụi bay xem mòn ảnh vợ tao... . hoàn cảnh o Duyên làm anh nghĩ đến chị ấy ở nhà .Một suy nghĩ tốt, một nghĩa cử đẹp ở trong hoàn cảnh này rất khó thực hiện ,một mặt do quỹ thời gian của chúng tôi rất eo hẹp ,nhưng cái chính tìm lý do để mà giúp đỡ quả là khó .Nhà mẹ Quyền chưa được công nhận là gia đình liệt sĩ ,chị Duyên chưa được coi là vợ liệt sĩ ,ai sống qua thời buổi này cũng biết, truyện quan hệ nam nữ được sử lý rất nghiêm khắc ,nhất là hoàn cảnh như chị Duyên là vợ bộ đội đang chiến đấu ngoài chiến trường ,anh nào láng tráng để dân người ta dị nghị có mà kỷ luật như trời giáng ,Hơn nữa từ ngày nhận được tin không chính thức anh Quyền hy sinh mẹ Quyền ,chị Duyên tự nhiên trở nên sống rất khép kín ,xa lánh với mọi người ,có thể là một sự giữ ý quá mức,một sự né tránh như sợ bị người ta chọc vào nỗi đau ,tâm tư của hai mẹ con bị dồn nén thành cái nhọt lớn đang sưng tấy nhức nhối nên họ sợ bất cứ một sự va chạm nào dù nhỏ nhất , làng xóm với lòng cảm thông chia xẻ cũng không ai muốn động vào nỗi đau của họ, nhìn thấy từ xa mọi người đã tự nhủ “đừng chọc vào nỗi xót xa mất mát quá lớn của người mẹ ,đừng động vào nỗi đau đớn quá lớn của người vợ” bởi vì khi nói truyện với họ nếu nói về quá khứ,sẽ khơi gợi ra nỗi buồn, nếu nói về tương lai sẽ làm cho họ đau đớn ,nếu nói về hiện tại sẽ làm họ tủi thân ,chẳng biết nói truyện gì nên người ta né tránh, tạo thành một khoảng cách rất tự nhiên .
Có một dịp may đến với tôi ,hôm ấy chủ nhật ,đi làm cỏ lúa trên thửa ruộng tăng gia của đơn vị, xong việc thấy trời còn sớm tôi tìm đường đi tắt qua mấy đồi bạch đàn để về. tình cờ thấy mẹ Quyền đang nhặt củi ,mẹ dùng một cái móc tre tìm móc những cành bạch đàn khô trên cây cho rơi xuống rồi nhặt bó lại đem về đun ,tay mẹ run run kéo hồi lâu mới được một cành tôi chạy lại giúp,mới đầu mẹ không cho, tôi nài nỉ “mẹ yếu rồi để con làm giúp cho nhanh kẻo tối mẹ về không kịp” nhìn tôi làm mẹ nói như thanh minh
- Nhà không có lũy tre nên không năm nào đủ cái đun nấu cứ phải ra đồi bạch đàn vơ ít lá,nhặt ít cành khô về đắp đổi qua loa cho xong ,rồi mẹ kể như khoe,
- Ngày trước thằng Quyền nhà này còn ở nhà năm nào nó cũng cắt được hàng đống cây chổi sể đem về, cây dài đem bán cho người ta làm chổi,cây cằn ngắn đem đun nấu, cháy đượm ngon cơm lại thơm nhà .Tôi thấy mắt mẹ ánh lên chút tia vui nho nhỏ ,như chút nắng chiều rơi rớt trên cành lá... .Trước khi bẻ củi giúp mẹ tôi không nghĩ trong đồi bạch đàn lại có nhiều cành khô như vậy đến khi bẻ được một bó khá to tôi bỗng nhận ra giữa cái đồi cây xanh mướt này, giữa cái mơn mởn đang vươn lên ấy vẫn ẩn chứa cả những cành khô mục đến tàn tạ .Vác bó củi lên vai cùng mẹ về làng, muốn gợi truyện mà thấy khó quá ,hỏi truyện gia đình sợ mẹ nghĩ đến anh Quyền,muốn kể truyện bộ đội cho mẹ nghe cũng sợ mẹ nhớ đến anh Quyền, tôi cố né tránh, chỉ hỏi mẹ về truyện mùa vụ,về năng xuất lúa ,truyện về đường đi lối lại trong làng mẹ rất kiệm lời hỏi đến đâu mẹ trả lời đến đấy ,tới nhà mẹ, ôm bó củi đưa vào bếp loay hoay mãi không tìm ra chỗ để ,căn bếp quá chật chội, mồ hóng đóng đen xì từ chân vách đất trở lên ,ở ngoài nhìn vào thấy nó đen thui như nhìn vào lọ mực tàu ,đặt được bó củi ,nhìn lên thấy cửa nhà trên vẫn khóa,vòng xích sơ sài ,ổ khóa cũ kỹ treo lủng lẳng biết chị Duyên chưa về, tôi xin phép mẹ về ,khi vòng ra con đường quen thuộc vào thôn cảm thấy tiếng chân mẹ nhè nhẹ bước theo, mẹ lại đứng nép bên cõi cúc tần nhìn theo tôi ,cảm giác khó tả dồn lên ngực ,không dám quay lại tôi bỗng nhớ tới mẹ tôi ,nhớ bao người thân yêu nơi quê nhà... .Từ hôm ấy lần nào lên đồi bạch đàn tập quân sự nếu thấy có nhiều cành khô, giờ giải lao tranh thủ trèo lên bẻ mấy cành cuối buổi cũng được một bó nhỏ, trưa về đi qua nhà lại đưa vào cho mẹ ,mấy anh trong tổ cũng ủng hộ nên bó củi ngày càng to ra .Thường những lần tôi đưa củi cho mẹ Quyền chị Duyên đi làm chưa về ,nhưng hình như chị đều biết .cho đến một hôm tôi lại đưa bó củi đến cho mẹ vừa đến cổng thấy chị Duyên trong nhà đi ra , chặn tôi ngay đầu cổng chị nghẹn ngào
- Các anh tốt quá, em xin cám ơn... nhưng xin các anh đừng làm thế nữa...kẻo nhỡ xẩy ra điều tiếng gì, mẹ con chúng em khổ lắm... ,chị đẩy trả bó củi không nhận đang lúng túng thì thấy mẹ Quyền từ trong nhà đi ra, vừa giằng lấy bó củi vừa nói
- Tôi yếu mệt không làm được ,các anh ấy cho tôi thì tôi lấy việc gì đến chị... rồi quay sang tôi
- Các con cứ mang đến nhà cho mẹ nhá... , chị Duyên úp hai tay lên mặt vừa chạy vào trong nhà vừa nói trong tiếng nấc
- Ý mẹ như thế là sao...mẹ ơi...con xin mẹ...con xin mẹ... .Tôi đem truyện này kể với anh Tùng được nghe anh nói một câu hết sức triết lý
- Tấm lòng người mẹ sâu sắc lắm mình làm sao hiểu hết được... .Thời gian tiếp đấy lúc rảnh ,hay ngày nghỉ chúng tôi lại ra đồi bạch đàn bẻ cho mẹ Quyền bó củi ,rút kinh nghiệm, tôi chọn lúc chị Duyên không có nhà mới mang đến cho mẹ ,qua những lần như vậy mẹ Quyền hình như dễ gần hơn.nét mặt mẹ bớt được đôi phần u uất, nhưng chị Duyên thì không ,chị càng trở nên xa lánh có lần cơm chiều về gặp ngang đường tôi chào,chị cúi mặt đi thản nhiên làm như không nghe tiếng .
Vụ thu hoạch lúa năm ấy,đơn vị tổ chức gặt lúa giúp dân mấy ngày, không biết sao ,tổ tôi toàn được các bác trong hợp tác xã phân công đi gặt cùng nhóm chị Duyên, anh Tùng mừng lắm bảo bọn tôi “tụi bay gắng làm quen o Duyên đi hè” ,cơ mà khó ,chị Duyên gặt rất nhanh ,cứ thấy chú bộ đội nào mon men đến gần chị lại lảng đi hướng khác, thành ra mấy anh không ai bắt chuyện được ,chỉ khi tôi đến gần là chị không lảng đi, có lẽ tại tôi trẻ con nhất hội bị chị coi như thằng em trai, tôi liếc sang thấy anh Tùng nháy mắt động viên thế là tôi mạnh dạn gợi truyện
- Chị Duyên này, sao trên này mình cứ gặt ngang cây lúa nhỉ, dưới quê em cứ gặt sát gốc sau xén đi lượm phần bông đem về còn thân rạ cứ để ngoài đồng cho khô làm như vậy nhanh lắm ,mắt không rời tay liềm chi trả lời một cách thờ ơ
- Dưới đó đồng khô làm như vậy được ,trên đây ngập nước làm thế phải ngâm bông lúa ,về phơi đến bao giờ cho khô .Giọng chị đều đều vô cảm làm tôi bị hụt hững và trở nên lúng túng, bước trên bùn nước bị trượt chân xuýt để rơi nắm lúa, thấy vậy chị ôn tồn bảo
- Chú phải chụm mấy gốc rạ lại làm chỗ, đặt nắm lúa lên, tay rảnh mới gặt tiếp được, khi nào đủ to thì bó lại ,cũng giống như dưới quê lượm lúa ấy . hấp tấp làm theo chị hướng dẫn, liếc sang thấy nét mặt chị hơi dãn ra, tôi khen lấy lòng
- Chị Duyên gặt lúa giỏi thật ,nhanh gấp đôi người khác ấy nhỉ , vẫn cái giọng đều đều
- Làm nhiều thì nó quen đi thôi có gì mà giỏi... .Lúc ấy ở phía anh Tùng có tiếng chị phụ nữ kêu lên “ôi đỉa ...có đỉa” tiếng kêu làm tôi hốt hoảng,lúng túng cúi nhìn quanh chân mình ,chị Duyên quay đi chỗ khác như để cố tránh một nét cười mà nếu tiếp tục nhìn tôi nó sẽ hé lộ ra trên môi,khi nhận ra đó chỉ là màn nhát đỉa của mấy chị xã viên dọa mấy chú bộ đội ,tôi hỏi chị Duyên cũng là để chữa ngượng cho mình ,
- Chị Duyên không sợ đỉa sao...
- Có nhiều cái đáng sợ hơn con đỉa...
- Chị mà bị nó bám vào chân, không dứt ra được ấy
- Có những cái đáng sợ hơn con đỉa ,nó bám vào làm mình đau mà mình không thể dứt ra được, mà cũng không ai có thể giúp mình dứt ra được... tôi nói có ý an ủi
- Chắc là giữa đông dảo anh em bạn bè thế nào cũng có người giúp được mình chứ,không nói gì ,chị tiếp tục cắm cúi gặt lúa... .Sau đợt ấy tình cảm giữa gia đình mẹ Quyền với chúng tôi được cải thiện hơn, thỉnh thoảng tôi lại lấy giúp mẹ bó củi gặp chị Duyên ngoài đường chào, chị cũng chào lại mặc dù nói rất nhỏ .
Giáp tết năm ấy ,cũng là lúc kết thúc khóa học cuả chúng tôi ,theo kế hoạch mỗi người được đi tranh thủ, nghỉ mấy ngày trúng dịp tết, sau đó quay lại tập trung để phân vào chiến trường công tác .Được nghỉ tranh thủ đúng dịp tết là niềm mơ ước của những người lính ,mơ ước rất chính đáng thế mà không mấy ai có được ,cái may mắn ấy rơi trúng bọn tôi làm nổ tung bao sự vui sướng phấn khởi, chúng tôi lao vào thu xếp chuẩn bị, rồi chỉ kịp nhớ chào Mẹ Trung,vợ chồng anh Trung xong là lao ra bến xe về nhà .Mồng 5 tết chúng tôi quay lại tập trung đầy đủ ở nhà mẹ Trung tuy muộn nhưng chúng tôi vẫn thay nhau mừng tuổi ,chúc tết mẹ rất vui .Sáng hôm sau, đơn vị chưa có kế hoạch sinh hoạt vì mấy đồng chí ở xa chưa lên đủ, chúng tôi vẫn được nghỉ .Sang thăm hỏi mấy nhà hàng xóm xung quanh, đang định chiều rủ nhau ra nhà mẹ Quyền thì trưa hôm đấy anh Trung tất tả về giọng buồn buồn
- Hôm nay trên gửi giấy báo tử của chú Quyền về rồi... ,cụ Quyền phản ứng mạnh quá các chú ra an ủi cụ một chút , anh Tùng nhăn nhó
- Sao lại báo tử dịp ni hề ?
- Trên họ bảo báo trước tết sợ bà con ăn tết mất vui, nay qua tết rồi nên họ báo... vừa báo sáng nay thôi mẹ Quyền đang đập phá đồ đạc trong nhà kia kìa
Cái nhọt hiểm đã vỡ con bệnh đang quằn quại vật vã với cơn đau tột cùng ,nếu qua được ,cái đau sẽ dần dịu lại ,vết thương có thể sẽ lành miệng, nếu không qua được có thể họ sẽ gục hẳn... tôi với mấy anh trong tổ chạy vội đến nhà mẹ Quyền, cảnh đổ vỡ hiện ra, cái chum dùng để hứng nước bên gốc cau bị đập vỡ tan, mảnh vương khắp lối vào,chum tương bị mẹ ném vào trong vườn vỡ làm mấy mảnh nước tương ngập một lối cỏ gà ,góc sân một đống bát đĩa bị đập vỡ, bên cạnh là mẹ Quyền ngồi gào khóc “Ối Quyền ơi là Quyền... ” vừa khóc mẹ vừa lôi những bộ quần áo của mẹ, của chị Duyên ném bừa ra sân ,Tôi vội chay lại đỡ mẹ dìu vào nhà. Anh tùng và mấy anh trong tổ nhanh nhẹn đi dọn mấy thứ đổ vỡ ,Trong nhà chị Duyên chít khăn tang ngồi bệt dưới đất tay ôm cây cột giữa nhà đầu gục xuống... .Đưa mẹ Quyền ngồi vào chiếc chõng tre nhỏ ,mẹ vừa níu chặt cánh tay tôi vừa khóc “Ơi Quyền ơi mẹ thương con...”không dám gỡ tay mẹ,tôi lúng túng chưa biết sử trí ra sao để an ủi,vừa may mẹ Trung và anh Trung đến ,mẹ Trung chạy lại đỡ mẹ Quyền ,hai bà mẹ ôm nhau, tôi nghe tiếng mẹ Trung vỗ về
- Bà ơi ,thằng Quyền nhà bà, thằng Tâm nhà tôi,chúng nó đều bỏ chúng mình đi rồi ,nhưng đấy là chúng nó hy sinh vì dân,vì nước .Bà đừng đập phá, kẻo vong chúng nó về thấy thế nó tủi tiếng mẹ quyền lẫn trong tiếng nấc
- Không đâu...bà đừng an ủi... Tôi làm vậy là để cho con Duyên nó phải bỏ nhà tôi mà đi lấy chồng .Đoạn tang chồng nó lâu rồi... bà giúp tôi thì bảo nó đi lấy chồng đi... đau một ngày, một tháng đừng để đau cả dời... nói xong mẹ lại nấc lên “Quyền ơi...Duyên ơi mẹ thương chúng mày lắm...” ,tiếng chị Duyên vọng lên yếu ớt “con xin mẹ...con xin mẹ...” Tôi bâng khuâng sang thắp thêm nén hương rồi chắp tay thầm khấn anh Quyền
- Anh Quyền ơi ! anh có linh thì về giúp mẹ, giúp chị Duyên vượt qua hoàn cảnh khó khăn này... ,rồi bước ra sân , bỗng chợt nảy ra ý nghĩ “Giả dụ là vong anh Quyền không biết tôi có thể giúp gì cho họ lúc này...” .
Hôm sau chúng tôi được lệnh trở lại chiến trường ,đường hành quân dài,qua nhiều phố xá ,làng quê... không hiểu sao cứ mỗi lần nhìn thấy bóng dáng một bà mẹ tôi lại tưởng như đấy là mẹ Quyền ,mẹ lam làm...mẹ tần tảo... mẹ vị tha hy sinh, lúc đi qua địa phận Hà Tĩnh bỗng anh Tùng thốt lên
- Nỏ biết o Duyên chừ ra răng hè... ,nói thế nhưng mắt anh cứ nhìn đăm đăm về phía núi xa ,quê hương anh ở đấy, nơi có người vợ đang trông mong từng ngày...
Y - C
Camthuy at 08/19/2011 08:25 am comment
! Em ghé thăm YC nè, YC khoẻ không? CT chúc YC luôn đem lại nhiều bài viết hay. Luôn khoẻ và hạnh phúc YC nhé!
Yên chi at 09/03/2011 12:10 pm reply
(Empty)
Nguyễn Hữu Đồng at 08/08/2011 02:54 pm comment
khi những người Mẹ người chị cùng các chiễn sĩ hi sinh cho chúng ta có đc hôm nay vậy mà lúc này có những viên qua thoái hóa vấn ngày đêm tìm cách, bớt xén từng đồng tiền nhà nước chi trá cho các mẹ,các chị.và điều đáng buồn hơn nữa ko ít những chiến sĩ năm xưa cùng nhau ra trận còn bây giờ họ lại quên đi những đồng đội mình không thềm giúp đỡ qua bài này những ai đọc đc những dòng tâm sự của tác giá xin hay nghỉ về những ngày cha ông ta đã dày công vun đắp....! xin cám ơn tác giá....!
Yên chi at 08/09/2011 11:17 am reply
Cám ơn Bạn dongnguyenhuuqtm ghé thăm .Xã hội luôn có tính phát triển và thoái triển ,nếu đường lối chính sách không dựa trên cơ sở khoa học, khách quan,sòng phẳng, minh bạch,mà lại mang nặng tính chủ quan duy ý chí ,mạc dù khởi đầu có thể xuất phát từ động cơ tích cực nhưng sẽ rất dễ bị kẻ cơ hội thao túng làm cho méo mó và mất lòng dân .Chúc bạn ngày mới hạnh phúc nhiều niềm vui
Tuan Anh.62 at 08/04/2011 09:58 am comment
Những kỷ niệm còn in dấu suốt cả đời mình Yen chi nhỉ! Nỗi đau người Mẹ! Nỗi đau tình Người! Bao giờ trái tim mình mới được bình yên??? Thăm đồng đội nha!!!
Yên chi at 08/09/2011 11:06 am reply
Cám ơn anhvu68 ghé thăm .Thế hệ chúng mình luôn phải sống trong sự sáo trộn giữa niềm vui và những nỗi buồn ,giữa hạnh phúc và sự đau khổ ,làm sao trái tim bình yên được .Chúc AV ngày mới hạnh phúc nhiều niềm vui nha
lanrung at 08/02/2011 09:16 am comment
Chúng ta yêu nước thương dân Phải đâu những kẻ cầu vinh hại nòi Chúng ta ; "Quân dận nhân đôi" Không phải là loài : "Quân dận nhân hai" 4 câu thơ này hay lắm YC ơi..... thấy có dấu lướt ngang nhà ....nên mạo muội sang đây.......chúc YC vui.....và nhiều sức khỏe......
Yên chi at 08/02/2011 08:43 pm reply
Cám ơn lan rừng ghé thăm và chia xẻ "Đoàn vệ quốc chúng ta từ nhân dân mà ra " mà .Chúc lan rừng buổi tối vui vẻ hạnh phúc ,sang thăm mình luôn nha
hoa_xuongrong21 at 08/01/2011 09:02 pm comment
lâu lắm em k thấy anh sang chơi với em? chắc quên em rùi chứ..
Yên chi at 08/02/2011 08:33 pm reply
Cám ơn Hoa Xương Rồng 21 ghé thăm .Anh vưỡn sang nhà em nhưng thấy đông người quá nên chỉ dám đứng ngoài sân dòm vô thôi .Người đẹp thế quên sao được, vẫn ngủ mê thấy em hoài hoài... . Chúc bông hoa buổi tối hạnh phúc ,nhiều giấc mơ đẹp nha
Lê Vân at 08/01/2011 05:38 am comment
Con chẳng được về nữa mẹ ơi!// Dưới ba thước đất, cỏ xanh rồi!// Am dương cách trở xa ngừn dặm// Tất cả chỉ còn dĩ vãng thôi!
Yên chi at 08/02/2011 08:27 pm reply
Cám ơn Lê Vân ghé thăm chỉ những bà mẹ mới cảm nhận hết nỗi đau mất con .Cho đến hiện nay trợ cấp cho vợ liệt sĩ được 500 ngàn /tháng không bằng bát phở ăn sáng của một đại gia hà nội Chúc bác buổi tối nhiều niềm vui nha
Cựu Chiến Binh at 07/29/2011 10:55 am comment
Đọc xong câu chuyện của Bác mà rớt nước mắt,và tự hỏi: - Chả biết mình có yêu nước không nhỉ? Chúc Bác vui nhé
Yên chi at 07/29/2011 05:12 pm reply
Cám ơn Cựu Chiến Binh ghé thăm . Những thằng lính thời chúng mình luôn dược cụ Hồ dạy về lòng yêu nước thương dân ,thế cho nên hàng triệu người lính vào sinh,ra tử,coi cái chết nhẹ tựa lông hồng cũng không thằng nào có gan đạp vào mặt người dân yêu nước/ Chúng ta yêu nước thương dân Phải đâu những kẻ cầu vinh hại nòi Chúng ta ; "Quân dận nhân đôi" Không phải là loài : "Quân dận nhân hai"
HAT CAT _ DIỆU SINH at 07/28/2011 01:14 pm comment
Tôi làm vậy là để cho con Duyên nó phải bỏ nhà tôi mà đi lấy chồng .Đoạn tang chồng nó lâu rồi... bà giúp tôi thì bảo nó đi lấy chồng đi... đau một ngày, một tháng đừng để đau cả dời. Nước mắt đang chảy đấy Yên Chi ơi. Mẹ & và con dâu... Đàn bà chúng mình khổ quá , đau đớn qua đi!
Yên chi at 07/29/2011 05:04 pm reply
Cám ơn hat cat ghé thăm .Trong tất cả các cuộc chiến tranh ,phụ nữ luôn là người chịu nhiều đau khổ nhất .Thế nên mới chỉ có danh hiệu bà mẹ anh hùng mà không có danh hiệu ông bố anh hùng . Chúc cát buổi chiều nhiều niềm vui nha
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét