Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

CÁI VƯỜN NHÀ CỤ TẢO
22:15 15 thg 6 2010Công khai4 Lượt xem18

Cách đây vài năm, về vùng này mà hỏi cụ lãoTảo thì không mấy người biết ,nhưng nếu hỏi về cái vườn nhà lão thì nhiều người biết, vì nó đẹp, trong vườn toàn những cây lâu năm được chăm sóc cẩn thận, cây nào cũng mượt mà xanh tốt ,mùa nào thứ ấy hoa trái xum xuê.
.Mấy sào vườn tổ tiên để lại ấy đã từng là niềm tự hào của lão thời trai trẻ, vườn các cụ trồng từ ngày xưa ,không phải để kinh doanh mà là để chơi vườn ,đầu tiên là lũy tre dầy có những cây tre cao to nhất làng ,rồi đến cái hào sâu bên dưới trồng sen mùa hè hương thơm ngây ngất, bên trong là những gốc nhãn cổ thụ người lớn ôm không suể, rồi mấy hàng vải thiều mấy gốc bưởi đào ,sau nhà có hai gốc mít to vừa tay hai người ôm, quả to như cái nồi cái ,góc vườn có cây thị to cao vượt cả ngọn tre, đến mùa, trái chín vàng ươm như những cái bát vàng ,thơm lừng cả xóm tụi con gái lúc nào cũng có đứa thập thò ngoài ngõ chờ lão ra để xin quả thị kẹ bỏ vào túi áo cho thơm .Bà lão, ấy cũng là nhờ cây thị mà lão mới lấy được. Cái con bé hàng xóm hồi ấy nổi tiếng xinh gái nhất vùng, thế mà lại mê mệt cây thị ,đến mùa suốt ngày quanh quẩn bên vườn. Ngày nào lão cũng lên trẩy hàng thúng to ,nàng cắp ra gốc đa đầu làng bán hộ ,mẹ lão dễ tính, tiền nàng đưa bao nhiêu cầm bấy nhiêu ,có lẽ nhờ thế mà sau này nàng chọn lão .Sống với nhau được 3 mặt con hai trai một gái chúng khôn lớn một chút thì bạo bệnh bắt bà ấy đi. Từ đấy đời lão chỉ còn vui với đồng ruộng ,Hai đứa con trai hoàn thành nghĩa vụ quân sự về lập gia đình rồi cũng nhận làm ruộng khoán cho hợp tác xã ,đứa con gái út vào làm công nhân trong xí nghiệp dệt ngay đầu làng, lấy chồng rồi về ở bên nhà chồng .Lão lầm lũi như con trâu, ngày đi làm tối về ngủ, chẳng giao tiếp với ai .Thỉnh thoảng có đám cỗ, người ta mời lão đến, ăn xong ,thăm hỏi thân chủ vài câu rồi lấy cái tăm cắm vào mồm đi về ,người khác truyện đông truyện tây ,truyện thời sự chính sách ,truyện làng ,truyện xóm ,lão bỏ ngoài tai, toàn truyện đâu đâu ,trong đầu lão chỉ có ruộng với đất, giá có ai hỏi lão chân ruộng này, ruộng nọ, tốt hay xấu lão nói vanh vách, thửa A thửa B của nhà ai lão nhớ rạch ròi ,lão nhớ gốc tích từng mảnh ruộng ,Mảnh này xưa của nhà ai, cải cách ruộng đất chia cho ai ,lúc khoán sản lại về nhà ai.Cái thời còn sản xuất người ta coi lão như cái bản đồ sống về đồng đất của cả vùng .Nói cái thời còn sản xuất bởi vì vùng này giờ đã có lệnh đình chỉ sản xuất .
Lão nhớ nằm lòng cái ngày ấy ,ngày cái dự án đầu tiên đưa về ,người ta như vỡ òa ra,tự nhiên không phải chân lấm tay bùn nữa lại được cục tiền đem về .Hoan nghênh dự án ,dự án muôn năm... ,nhưng niềm vui không được lâu, khi người ta thấy cũng đồng ấy ,đất ấy, bờ liền bờ mà làng bên cạnh nó lại được trả nhiều hơn gấp 3 lần tiền, thế là thắc mắc, thế là đấu tranh ì sèo .ai thắc mắc mặc kệ ai đấu tranh mặc kệ ,trên người ta bảo sao lão nghe vậy ,rồi lại dự án nữa , lại dự án nữa, sao mà lắm dự án thế không biết, dự án lần sau được trả tiền cao hơn dự án lần trước, đâm ra anh bị dự án trước lấy thì cay cú anh dự án lấy sau được nhiều tiền hơn thì hỉ hả .Loáng một cái cả đồng trong đồng ngoài đều thành đất dự án. Lão cũng chẳng hiểu dự án là cái giống gì, chỉ thấy cỏ mọc tùm lum , chắc dự án là chỗ để cỏ mọc, cũng có những chỗ họ xây vài công trình giống như cái nhà ,có cái được phần móng ,có cái nửa chừng thì bỏ dở, cốt sắt rỉ đen đâm lên tua tủa như dọa trời ,cũng có những chỗ biến thành bãi cho mấy lão lái xe tải, xe công nông đổ xà bần, các loại phế thải và người dân gần đó đổ rác bẩn .Mà thôi cũng mặc cha nó ,miễn là dừng động đến cha con nhà lão.
Nhưng mà cũng không được, mặc dù đã thu mình hết cỡ ,vẫn cứ bị chọc tới ,từ ngày mấy thằng dự án về giá đất ở nơi lão tăng lên vùn vụt ,người ta đua nhau bán đất .người đầu tiên bán xây cái nhà hai tầng tưởng oai ,ai ngờ đứa sau nó bán cũng ngần ấy đất được giá hơn nó xây hai tầng rưỡi cứ thế họ đua nhau bán càng về sau giá càng cao anh bán trước bị hớ, cắt thêm miếng khác bán để vớt vát ai ngờ nó lại lên tiếp, kiểu nâng giá từ từ của bọn buôn đất làm anh nào bán xong cũng tưởng mình là bố thiên hạ tự vỗ ngực "tao bán đất được giá cao nhất làng" ,nhưng chỉ vài hôm sau thằng khác lại vượt lên, anh chàng lại ngồi tặc lưỡi tiếc của, khắp nơi vang lên tiếng tặc lưỡi như tiếng thạch sùng đánh lưỡi đêm hè.
Hai thằng con trai đòi chia đất ,lão nghĩ "ờ cha già thì chia cho các con để chúng yên bề làm ăn",lão toan chia đôi mảnh vườn cho hai thằng thì đứa con gái về đòi chia phần ,"ờ thì chia ba" hai thằng con trai không chịu nó bảo phải giành cho ông một phần để ăn dưỡng già " rõ là bọn hiếu thảo ,ờ thì chía bốn" đang sắp chia thì ông em trai ngày trước đi bộ đội lấy vợ rồi ở lại đấy sinh sống đâu tận trên Điện Biên mấy chục năm nay, bay về đòi chia phần... Cuộc tranh cãi nổ ra một bên là ông em trai ,một bên là các con lão, bên nào cũng đầy mình lý lẽ .Lão em trai bảo "Đất này là tổ tiên cha ông để lại giờ còn hai anh em ,bà chị gái lấy chồng tận Hải Phòng đã chết ,coi như không tính ,vậy chia đôi anh một nửa ,em một nửa là hợp lý "Hai thằng con lão cũng không vừa, sửng cồ cãi lại "Chú nói thế ra bố con cháu là ông từ giữ oản cho nhà chú mấy chục năm nay à ,cháu xin lỗi nói cho chú biết nhá,thời buổi này làm chó gì còn đất tổ tiên ,đất sở hữu toàn dân hết rồi, đảng chính phủ giao cho ai thì là của người ấy .Đất này sổ đỏ tên bố cháu bao nhiêu năm nay bố con chúng cháu đóng thuế ,bây giờ đắt giá chú về đòi chia phần là không được rồi" Lão em nhẩy lên "A tiên sư chúng mày láo ,chúng mày vong ân tổ tiên,bao nhiêu năm nay chúng mày hưởng lợi trên đất này ông không đòi chia là tốt với chúng mày rồi ,giờ lại đòi ăn nốt đất nhà ông hả ,ông thách đấy" ,sự việc còn đang rối rắm lại thấy thằng con lớn của bà chị cả com lê ca ra vát chỉnh tề về chào hai cậu rồi xin đất ,thế là lại sôi lên ,lão em nhảy như con choi choi " Không được ,không được ,con gái xuất giá lấy chồng là hết ,hơn nữa bà chị tao chết rồi ai cho mày về đây đòi hỏi" Gặp phải thằng cháu không vừa mặt lạnh băng nói nhẹ như bấc "Dạ để cháu xin thưa với hai cậu và các em cho rõ ạ ,thời buổi bây giờ khác rồi luật pháp quy định con trai cũng như con gái ,không lý gì hai cậu được mà mẹ cháu lại không được ạ" Thằng con cả hiền lành của lão không nói gì ,nhưng thằng thứ hai lồng lên "Đất này là của bố con tôi nhá, đứa nào muốn vào chiếm thì bước qua xác thằng này" Lão em gầm lên "Mày dọa ông hả, thằng tây ,thằng mỹ ông còn không sợ nhá ,mày là cái thá gì" Thằng con bà chị vẫn nhẹ tênh "Đúng rồi, không ai được lấy của ai ,việc gì mà phải đao to búa lớn mình cứ giải quyết theo luật thời nay thôi mà ,anh có mấy thằng bạn cùng học luật đang làm bên tòa án chúng nó đang cần mua đất vùng này ,anh hứa bán cho nó rồi ,việc dơn giản ý mà" Sự việc cứ cưa đi kéo lại hết lên xã lại lên huyện vẫn chả đi đến đâu.Tháng tháng đôi lần lão em về ,một tuần một lần thằng cháu về hết đưa ra chính quyền lại nhờ đến họ hàng ,mà cũng hay, tự nhiên đám này lại chia ra mấy phe, một số ủng hộ các con lão ,một số lại ủng hộ lão em ,một số ra vẻ hiểu biết lại ủng hộ thằng cháu con bà chị . Rồi sự việc đến lúc cao trào. Ây là hôm lão em đưa một đoàn con cháu về, đến nhà ông trưởng họ đòi ông đứng ra giải quyết quyền lợi , vài hôm sau thằng cháu đưa một đoàn người lạ, có cả người mặc sắc phục công an ,về gặp các anh trên xã để nhờ giải quyết ,hai thằng con lão cũng gọi bạn bè kéo đến thành một đám đông ,làng xóm xì sào nhà này sắp xẩy ra "Tam quốc diễn nghĩa" Sự việc dồn dập quá, lão Tảo cứ ngây mặt như con trâu già bị người ta giật dây mũi liên tục mà chả biết đi hướng nào. Mấu chốt là cái sổ đỏ mang tên lão, sẽ chẳng giải quyết được nếu không có ý kiến lão ,nắm được điều này nên các con lão càng ra vẻ thách thức, lão em, rồi thằng cháu chạy đôn đáo nhờ vả khiếu kiện .nay người này đến hòa giải, mai người kia đến dàn xếp .Làng xóm ồn ào dị nghị ,người thì bảo bố con lão tham, ăn hết cả phần của em ,của chị ,người lại bảo lão em trai lão tham ,ở đâu chả là đất nhà nước ,đã yên phận hưởng đất nhà nước ở nơi khác rồi còn về đòi ăn của các cháu .Rồi thằng cháu con bà chị cũng tham đã có đất bố mẹ nó để lại cho rồi cũng là đất nhà nước này cả,còn về đây đòi thêm .Thế ra họ bảo cả lũ anh chị em nhà lão là đồ tham lam ư ,mà đã tham của ai, bao đời nay ông cha lão đều là những người chịu khó làm ăn lương thiện ,những gì có được đều do mồ hôi nước mắt đổ xuống đồng đất này mà ra .
Đến nước này không cầm lòng được lão lên tiếng "Thôi tôi xin các người ,tôi biết cái luật,cái lý của các người hôm qua khác ,hôm nay khác ,nhưng tình người thì thời nào cũng thế nó không khác nhau đâu .ông có phải em tôi không? chúng mày có phải con cháu nhà này không? Vườn đấy ,các cụ để lại đấy, sổ đỏ chứng nhận đấy muốn chia thế nào thì chia đi" thằng con thứ hai trừng mắt "Bố sao lại thế" Thằng con lớn gạt đi "Thôi nghe bố đi chú ạ" thế là mọi người xúm lại bàn nhau chia , Thằng cháu con bà chị cả cử nhân luật đứng ra dàn xếp vẫn giọng nhẹ như không khí "Nếu cậu đã có ý kiến vậy cháu xin đề xuất cách chia như thế này .Nếu sổ đỏ mang tên ông ngoại ,tức là cụ thân sinh hai cậu và mẹ cháu thì cái vườn chia ba vì mẹ cháu và hai cậu là hàng thừa kế thứ nhất .Nhưng vườn mang tên cậu hai Tảo nên các em cũng được đứng vào hàng thừa kế .Vậy ta chia khu vườn làm 6 phần cậu hai Tảo 4 người 4 phần. mẹ cháu 1 phần cậu ba một phần .Lão em trai không chịu "Sao tao ít thế, tao là phận trai sống nhăn đây mà lại bằng mẹ mày phận gái đã chết từ tám hoánh nào rồi à" Thằng cháu giảng giải "Luật pháp không phân biệt trai gái ,trừ khi người chết không có người thừa kế ,mẹ cháu có cháu thừa kế ,vườn này đứng tên cậu hai lâu rồi nên chia thế là công bằng" "Chưa công bằng" Thằng con thứ hai của lão quát lên "Còn mẹ tôi nữa ,cô mất rồi còn được phần thế mẹ tôi không được à" sau một hồi lằng nhằng họ nhất trí chia vườn ra làm bẩy phần, lão choáng váng ,sao lại lôi bà ấy vào cuộc chia chác này, bà ấy chẳng muốn chia đâu ,sinh thời bà ấy quý khu vườn này lắm, có bao nhiêu công sức bà ấy vun sới nó mới tốt được như ngày nay ,bây giờ chia ra ư ? Bây giờ phá đi ư lão bỗng bật cười chua chát lẩm nhẩm đọc bài hát đồng giao mà lão thuộc từ thủa bé "Con chim manh manh ; nó đậu cành chanh ; ta liệng mảnh sành ; chết tươi đay đảy ; làm bảy mâm cỗ ; ông thày ăn một ; bà cốt ăn hai..." .Thằng cháu đi lo thủ tục ,đúng nghề có khác vài hôm xong ngay. Rồi người ta đo đất, rồi người ta phá vườn, khu vườn xanh tốt bỗng chốc thành khu khai thác vĩ đại tiếng cưa máy chạy rào rào ,tiếng dao chặt chát chúa tiếng cành cây gãy răng rắc .Lão bịt tai nhắm mắt không dám nhìn, không dám nghe ,rồi lão bỗng bật dậy ,lão lo lắng nhìn ra cây thị bà ấy mất đã mấy chục năm rồi , nhưng hình như hồn bà ấy vẫn quanh quẩn bên gốc cây thị bao nhiêu năm nay, mỗi lần nhìn ra lão vẫn thấy như có bà ấy lúc thì đứng dựa gốc cây,lúc đi vòng quanh gốc lúc bà lại đứng nhìn từng chùm quả trĩu chịt trên cành .Trời ơi người ta chặt cây thị ,người ta chặt bà ấy ra từng khúc ,lão choáng váng ôm mặt gục xuống .Chỉ mấy ngày khu vườn xanh tốt thành bãi đất trống hào hố bị san phẳng, tiền vào có khác ,dâu bể chỉ trong nháy mắt. Mấy ngày mà lão Tảo suy sụp hẳn, lưng còng gập xuống mặt ngơ ngác như người mất hồn .Thằng cháu đưa mấy bà mà nó bảo là ở trên tòa án về mua đất họ mua chóng vánh, lão em thấy vậy cũng bán theo ,rồi cô con gái cũng bán nốt .Đều là những người lương thiện nên bản thân những người trong cuộc đều cảm thấy cuộc chia chác này có điều không phải với tổ tiên không phải với nhau nên họ cũng muốn bán tống táng để cầm tiền đi cho lẹ, cho đỡ ngượng ,bên mua họ quây riêng ba phần .Rồi hai thằng con lão mỗi thằng cũng bán một nửa phần đất của mình để làm nhà ,thế là bên mua họ quây bốn phần .Từ hôm ấy lão Tảo ngồi lỳ trong nhà chẳng đi đâu ,hai thằng con xây hai cái nhà ba tầng cao lừng lững hai bên ,ngôi nhà cổ ngày trước nép dưới tán cây xanh, đẹp ,duyên như như khuôn mặt cô gái đẹp, bây giờ trơ ra nhỏ thó sấu xí như cái xương sọ đầu lâu mới moi từ dưới mộ lên .Hôm nay lão Tảo đi ra ngoài ,mắt trũng sâu ,lưng còng gập xuống khuôn mặt vô hồn ,mấy cụ hàng xóm lâu ngày mới gặp vồn vã "Chào cụ Tảo cụ đi đâu đấy "Cụ ngây mặt "Tôi đi về nhà" "Nhà cụ đấy còn đi đâu" cụ lắc đầu "Không phải ,tôi về nhà tôi cơ"người ta gọi con cụ ra đưa cụ về ,cụ khẩn khoản "Cả ơi đưa bố về nhà" chúng dìu cụ vào trong sân "Thì nhà bố đây thôi" lão ngơ ngác "không phải ,thế cây thị đâu ,bà ấy đâu" thằng con nhăn nhó "Mẹ mất lâu rồi ,cây thị nằm trong phần đất của chú, chú chặt đi để lấy đất bán cho người ta rồi còn đâu" lão ngơ ngác nhìn quanh ,chẳng có cái gì quen thuộc, nhà lão phải có cây thị góc vườn ,phải có hào sen thơm ngát phải có hàng nhãn to cao với lũy tre rì rào ru gió những thứ đó gắn bó lắm, từ khi sinh ra biết nhìn đã thấy đấy rồi,lão càng ngơ ngác"Thế con trâu đâu,chuồng nhốt trâu đâu" thằng con phân trần "Thì bố bán cho người ta rồi còn gì nữa ,từ cái hồi nhà mình hết ruộng ấy, họ thịt ăn từ lâu rồi"trời ơi trâu cày sao họ lại thịt, thế nhà ai đây" "Nhà của bố chứ còn nhà ai ,bố lẩn thẩn rồi bố vào nhà nghỉ đi" hai thằng con dìu lão vào nhà "Đấy bố xem không nhà bố thì nhà ai ,bàn thờ tổ đây này,hoành phi câu đối này,bộ tràng kỷ này ,bố nhìn xem có đúng không"lão chỉ thở dài không nói gì .chúng dìu lão lên giường đặt nằm xuống, lão mơ màng thiêm thiếp .Hình như có tiếng cành tre kẽo kẹt như ru, có hương sen thoảng đâu đây có tiếng chim chào mào hót líu lo ngoài rặng nhãn có tiếng chổi quét rào rào của bà lão quét quanh gốc thị, thoáng ký ức xa xưa làm thần kinh lão chùng xuống...hình như có tiếng con chim lợn kêu đêm trên ngọn tre nghe da giết hơn mọi ngày ,hình như có tiếng con gà gáy sáng nghe to hơn mọi ngày có cả tiếng con trâu gõ móng ngoài chuồng hôm nay nghe to và rõ hơn mọi ngày thói quen bản năng lão lập cập bước ra mở cửa .luồng sáng cay nghiệt hắt vào mặt, trống trơn chỉ có những bức tường thấp quây thành từng lô đất ,ngổn ngang hoang phế không chút thân quen, không một chút bóng xanh, một phản xạ hoang dã trỗi dậy lão muốn bỏ chạy ,giống như con thú hoang lạc vào sứ lạ .mắt trừng trừng đảo lơ láo ,chợt như có tiếng móng trâu gõ ngoài ngõ, lão lao ra đi theo tiếng trâu bước .Tâm hồn lão phơi phới trở lại như những buổi theo trâu đi cày ,đằng sau lão hình như có tiếng lá cây rì rào trong gió ,hình như lão ngửi thấy thoang thoảng hương thị ,hình như có ánh mắt của bà ấy nhìn theo như những ngày xưa... tiếng móng trâu đưa lão ra khu ruộng của nhà lão ngày trước, đây là một trong những đám ruộng của nhà lão góp vào hợp tác xã, khi chia ruộng khoán sản lão cố xin được làm trên nó .Một sự ngỡ ngàng đến choáng váng ,một sự thay đổi đến điên đảo, cả khu đồng đã được đổ cát san phẳng ,con đường trải nhựa đen như con rắn hổ mang quái dị ,luồn lách uốn lượn giữa những ô đất đã được phân thành từng lô vuông vắn để bán, cỏ mọc ngút ngát những đống phế thải lô nhô như những nấm mộ hoang ,không còn những con mương ,không còn bờ vùng bờ thửa, là một lão nông dày dạn lão cũng không nhận ra ruộng nhà mình ,lão thẫn thờ như hóa đá ,có cái gì vương vướng dưới chân, một ngọn cây ổi cằn cỗi thò lên với mấy cái lá đỏ quạch .Lão nhớ cây ổi con ở cái hố tát nước, cái hồi còn sống mỗi lần ra tát nước, xong việc bà ấy vẫn bám vào cây ổi này để khỏa chân xuống nước cho sách bùn, người ta đã chặt nó ,người ta đã vùi lấp nó nhưng nó vẫn cố ngoi lên để làm cái việc cuối cùng giúp lão hôm nay ,các lối đi từ hố tát nước này vào các thửa ruộng lão thuộc nằm lòng .Hồi thằng Mỹ đánh phá ác liệt phải cày đêm lão cũng chẳng bao giờ nhầm .Lão đưa tay lên bịt mắt tiếng móng trâu lại gõ nhẹ phía trược, lão đi trong trí nhớ, như cái hồi làm đêm để"Thóc không thiếu một cân,quân không thiếu một người" tiếng chân trâu dừng lại ,đến rồi ,lão dừng lại bỏ tay bịt mắt ra .Chân ruộng nhà lão đẹp quá .bà ấy đang đứng dưới ruộng chờ lão ra bừa để cấy bà ấy vẫn trẻ quá, đôi chân trắng ngần lấm tấm vết bùn đôi mắt tinh nghịch đang đưa tay vẫy lão lại với bà, nhưng sao bà dứng chỗ ấy, chỗ mà bố con lão từng để ngôi  mộ của bà ,bà bỗng chới với như sắp ngã lão chạy lao đến đưa tay nắm lấy ,bà lão biến mất chỗ ấy chỉ còn là một bụi hoa trắng lão Tảo ngã đè lên khóm hoa dại .Có người gọi ,hai thằng con tất tả ra dìu lão về ,tấm thân già tàn tạ đến thảm hại, mặt mũi áo quần bết những vết đất, chiếc quần bị cành cây đâm rách toạc ngang ống, chân lão cũng tóe máu nhỏ ra từng giọt,từng giọt, rơi xuống mảnh đất trước kia là của nhà lão, rồi thành của hợp tác xã, rồi thành của dự án, rồi được đem bán vả rồi không biết còn qua tay bao nhiêu người nữa... .Bị lôi về nhưng lão vẫn cố níu lại "Còn bà ấy ,cả ơi ,hai ơi,còn bà ấy nữa ,đưa bà ấy về đi, lạ thế này bà ấy không biết đường về đâu"Hai thằng con cằn nhằn "Khổ quá, mộ mẹ chúng con quy tập về nghĩa trang rồi,còn gì ở đây nữa đâu" Lão cố ngoái lại "Không bà ấy vẫn ở đây ,bảo bà ấy ra chỗ cây ổi ở hố tát nước ngày trước ấy mà lần đường về nhà" mấy đứa trẻ con chạy theo sau cười hô hố, đứa thì bảo lão lẩn thẩn ,đứa thì bảo lão điên ,mấy ông bạn già nhìn theo xót xa "Khổ thân lão Tảo cả đời làm như trâu ,đến lúc sướng lại không được hưởng" làng xóm xì sào người thì bảo lão tiếc cái vườn quá đâm ra thành lẩn thẩn ,người lại bảo lão ấy già nên lẩn thẩn, ai già chẳng lẩn thẩn .Mấy người mê tín thì bảo khu vườn nhà lão ngày trước có nhiều ma ,bây giờ phá hết vườn ma không còn chỗ trú nên chúng vào quấy nhiễu .Từ hôm ấy con lão nhốt lão trong nhà khóa trái cửa lại,cũng chả có người đến chơi, mấy bà lão hiền thục ở cùng ngõ bảo" Vong bà ấy vẫn hay về chơi với lão vì thỉnh thoảng vẫn thấy tiếng lão cười trong nhà ,lắm khi còn thấy lão hát nữa một bài hát xa sưa "Hò ơi...cùng nhau dắt trâu ra đồng...ta cày là cày ta hát..ớ...cho lòng là lòng ta vui...ơi hò ơi...bình minh tô thắm chân trời...nắng lên tô ngọn lúa..."Bài hát thời trai trẻ lão hay hát cho bà ấy nghe .
Lão Tảo chết đã lâu rồi mồ lão đã xanh cỏ, nhưng mảnh vườn nhà lão thì vẫn thế, vẫn trống huếch, vẫn là những mảnh đất chia lô cứ được bán chuyển từ tay chủ này sang chủ khác ,đồng làng lão vẫn toàn cỏ xanh mọc ngút mắt .người ta bảo hồn lão không về nhà mà cùng hồn lão bà bay đi chơi, đi tìm một khu vườn nào đó đẹp,có cây thị to rồi ở lại làm ma trong khu vườn đó chẳng về vùng này nữa đâu ,

                        Y - C
Ảnh của Yên chi
4000 
  • tetew
    • tetew

    • 16:52 24 thg 6 2010


    Truyện hay quá, dưng cơ mà " truyện" ở "người khác truyện đông truyện tây
    ,truyện thời sự chính sách ,truyện làng"  là  chuyện" ná. chúc zui zẻ nha
    • Yên chi
      Cám ơn bé bự ghé thăm . Nói chung chỗ nào tập trung đông người là rất nhiều truyện ,với những người sống hướng nội tâm họ không thích nói ,nên họ không thích đám đông   Chúc bạn buổi tối vui vẻ nha
  • Lan
    • Lan

    • 03:24 23 thg 6 2010


    Ui.Sao bạn đã đến nhà mà kg vô chơi.Có fai thấy nhà mình vắng nên ...... 
    Chúc vui nhe!
    • Yên chi
      Cám ơn HoaLan ghé thăm mình vẫn sang thăm nhà bạn nghe nhạc đó , Chúc bạn ngày mới nhiều niềm vui nha
  • no
    • no

    • 02:46 23 thg 6 2010


    Hôm nay rảnh nên Vera đã đọc hết câu chuyện. Đọc thấy xúc động, thấy thương ông lão Tảo quá. Nhưng mà biết làm sao. Ngày bé, Vera có đến 4 năm số..
    • Yên chi
      Cám ơn Vera ghé thăm ,hình ảnh miền quê yên ả bây giờ hiếm lắm kể cả vùng sâu vùng xa ,khắp nơi hừng hực không khí kiếm tiền.ở những vùng heo hút ..
  • hoahoa
    Đoc Entry này của yen chi ..MH thấy buồn và đau xót quá! Ôi,con người!Ôi,cuộc đời...!!!
  • hoahoa
    Đoc Entry này của yen chi ..MH thấy buồn và đau xót quá! Ôi,con người!Ôi,cuộc đời...!!!
    • Yên chi
      Cám ơn hh ghé thăm .Sự đau buồn nhiều hơn khi ta biết có những gia đình sau khi bán đất con cái rơi vào nghiện hút,cờ bạc, vợ chồng bỏ nhau vì chồng đi bồ bịch và còn nhiều tệ nạn khác nữa. Chúc bạn ngày mới nhiều niềm vui nha
  • Camthuy
    ! Có em chia sẻ rùi, hổng chóng chết được đâu ạ!
    • Yên chi
      Cám ơn NTCThuy nha .giậy là sống cộc trời ha .thế thì xin cám ơn nhìu nha   Chúc ngày mới nhìu niềm vui nha
  • Camthuy
    Anh biết nhiều quá! 
    Em chia sẻ cũng nỗi lòng anh nha. 
    Chúc anh ngon giấc
    • Yên chi
      xin cám ơn nha
  • Camthuy
    Anh biết nhiều quá! 
    Em chia sẻ cũng nỗi lòng anh nha. 
    Chúc anh ngon giấc!
    • Yên chi
      Cám ơn NTCThuy- 121 ghé thăm .Em khen làm anh lo ,người ta vẫn bảo"biết nhiều chóng chết" Hu hu hu...     Buổi tối nhiều niềm vui nha
  • Hai
    • Hai

    • 09:44 21 thg 6 2010


    Chúc anh Yênchi một tuần mới nhiều nhiều niềm vui
    • Yên chi
      Cám ơn haixuanhxh ghé thăm . Chúc mừng nhà báo Hoàng xuân Họa nhân ngày nhà báo việt nam
  • Cỏ may
    Đồng tiền làm mờ nhân nghĩa, xót xa cho lão Tảo và những phận đời giống Lão. 
    Đất nông nghiệp mất dần, thành thị nhà cao tầng mọc lên, "lá phổi" của người dân ngày nhỏ lại. hic
    • Yên chi
      Cám ơn Cỏ May ghé thăm dứt bỏ một lối sống truyền thống một công việc gắn bó suốt đời là rất khó với các bác nông dân ,nhiều người không thể hòa nhập được . Chúc bạn buổi tối nhiều niềm vui nha
Tải thêm nhận xét

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét