Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Truyện quê (bài cũ đăng lại)

Quê tôi nằm phía tây Hà nội, vào trung tâm thành ptheo đường chim bay không xa lắm .Đi đường bộ vòng vèo cũng chỉ chục cây số là tới hồ Hoàn kiếm .Hồi nhỏ chúng tôi hay ra Hồ Tây chơi ,vì hồi ấy chưa có nhiều nhà cao tầng
nên đứng đấy có thể nhìn rõ hàng cây sao đen bên đường lò đúc,cả những con cò con vạc bay chấp chới trên ngọn cây<ấy là mắt trẻ con lúc ấy nó còn tinh> ,Nóc nhà hát lớn nổi trội giữa hàng cây xanh với bộ loa của chiếc còi ủ báo giờ
không lẫn vào đâu được ,có một cảnh trong bộ phim "Chung một dòng sông" một trong những phim truyện đầu tiên của ta ,đạo diễn quay cảnh này để giả làm cảnh bên kia bờ hiền lương ,bọn tôi xem phát hiện ra ngay ,vì nó quen mắt quá ,vừa xem đến đấy có đứa reo to" Ôi đây là cảnh Hồ Tây".

Khoảng cuối những năm thập niên 30 đầu thập niên 40 đây là một căn cứ quan trọng của đảng, các cụ đặt tên là An toàn khu Phạm ngũ Lão ,các cụ tổng bí thư Trường Chinh, cụ bí thư xứ ủy bắc kỳ Hoàng văn Thụ và nhiều các cụ trung ương khác như Hoàng Tùng, Xuân Thủy, Phan trọng Tuệ ,thường xuyên sống làm việc ở đây để chỉ đạo phong trào ,Người dân rất tốt ,nuôi dưỡng ,đùm bọc che trở ,trong xuốt thời gian dài vậy mà chưa bao giờ bị lộ ,không có cán bộ nào bị bắt ở đây, tinh thần cách mạng của nhân dân rất cao ,cũng như các vùng ngoại thành khác Việt Minh cướp chính quyến rất sớm sau đó vào hỗ trợ cho nội thành ,có hai sự kiện ít người biết do ít được nhắc tới ,đó là việc cướp pháo đài Xuân Tảo ,và việc tổ chức đoàn thuyền vượt sông cho trung đoàn bảo vệ thủ đô ,các tài liệu cách mạng trước nay đề cập rất sơ sài .
Do thiếu kinh nghiệm, Việt Minh ở quê tôi cướp được chính quyền nhưng chưa cướp pháo đài Xuân Tảo ,lúc ấy nó vẫn đang trong tay quân nhật ,khi bộ đội của tướng Nguyễn Quyết ,tiến công cướp pháo đài Láng ,thì người dân quê tôi cũng tay không cướp pháo đài Xuân Tảo .Lúc đầu theo kế hoạch của mặt trận Việt Minh mà lực lượng nòng cốt là đảng viên đảng cộng sản và một số đảng viên đảng dân chủ, móc nối với những binh lính người việt ,kế hoạch ,đúng giờ quân Nhật ăn trưa một số sẽ ra mở cổng cho lực lượng tự vệ và nhân dân vào cướp pháo đài ,do nội bộ số binh lính phản chiến chuẩn bị không khéo nên bị lộ ,ngay từ sáng sớm viên chỉ huy Nhật đã ra lệnh đóng cổng cấm trại và bắt binh lính thu nộp vũ khí . Một số binh sĩ yêu nước đã xé rào ra ngoài ,quay súng bắn vào pháo đài .Trước tình hình ấy Việt Minh quyết định lập tức cướp pháo đài,Quần chúng nhân dân các làng xung quanh được huy động đổ ra vây kín xung quanh, những bánh pháo được chuẩn bị từ trước ,đốt trong thùng sắt tây hướng về phía pháo đài nổ vang .Quần chúng gõ những đồ vật có thể phát ra tiếng kêu ,một binh sĩ phản chiến quay trở lại mở cổng ,lực lượng tự vệ, trang bị chủ yếu là giáo mác gậy gộc ,cùng nhân dân xông vào ,trước áp lực quần chúng ,quân Nhật không dám phản kháng, ta giành thắng lợi ròn rã, bước tiếp theo là sơ tán vũ khí ,do không có quân đội tiếp quản nên toàn bộ số súng đạn phải khuân vào để trong nhà mấy đồng chí lãnh đạo mặt trận ,trừ hơn chục khẩu pháo to phải để lại có tự vệ gác,phải hàng tuần sau bộ đội mới tới tiếp quản, lại phải một lần khênh súng đạn ra trao cho bộ đội .Ngày toàn quốc kháng chiến pháo đài Xuân Tảo quê tôi cùng pháo đài Láng nã hàng ngàn quả đại bác vào trong thành yểm trợ cho quân dân thủ đô đánh Pháp, hàng trăm trai tráng quê tôi sung vào quyết tử quân quàng khăn đỏ ,giằng co với địch quyết liệt ở mặt trận chợ Đồng Xuân ,và Hàng Đậu, có nhiều người xung phong ôm bom ba càng ,có người đã hy sinh anh dũng , sau 60 ngày đêm giữ chân giặc quê tôi lại được giao nhiệm vụ chuẩn bị thuyền cho bộ đội vượt sông ,nhanh chóng và an toàn, lãnh đạo việt minh ở đây đã huy động ngót trăm chiếc thuyền của bà con ngư dân quanh vùng sau một đêm đưa bộ đội qua sông an toàn ,gây bất ngờ đến kinh ngạc cho kẻ địch ,góp phần bảo tồn lực lượng ta tiếp tục tham gia vào cuộc kháng chiến lâu dài.
Vùng đất này hồi cách mạng mới thành công  gọi là khu Trúc Lãng, nó bao gồm quận Tây Hồ ,quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm ,ngày  nay . Lãnh đạo vùng này hồi ấy là hai người, cụ Trần Hải người làng Xuân Tảo là bí thư đảng bộ và cụ Tuânngười làng Phú Thượng là chủ tịch . Thời gian trôi đi quê tôi trải bao thăng trầm .Sau ngày quân Pháp rút, ta về tiếp quản đổi gọi là Quận 5 sau lại đổi là huyện Từ liêm ,ngày nay tách thành nhiều huyện quận ,Pháo đài Xuân Tảo sau này do cục 2 quản lý, người dân trong vùng gọi là "công trường 2 " từ ngày hòa bình đơn vị rút vào trong thành ,pháo đài đã thành khu dân cư ,gồm gia đình các sĩ quan quân đội, nếu bạn về quê tôi thấy một khu dân cư nổi bật giữa đồng, có hào nước vây quanh ,đó là dấu tích của pháo đài Xuân Tảo cũ đấy
  
Y - C
Cỏ may at 09/06/2010 09:34 am comment
Nhờ YC mà CM biết được những địa danh này, biết thêm về HN và những năm tháng hào hùng nhưng cũng nhiều đau thương mất mát. Chúc YC một tuần mới nhiều thuận lợi, vui vẻ cả tuần nhé.
Yên chi at 09/06/2010 10:04 pm reply
Cám ơn Cỏ May ghé thăm ,cũng là nghe các tiền bối kể lại viết lên blog để các bạn cùng chia xẻ thôi  Chúc bạn buổi tối nhiều niềm vui nha
Lê Vân at 09/04/2010 02:42 pm comment
Tây hồ có hồ Tây Dân mình anh dũng thay Nhờ bạn nên Xuân Tảo Vào trang sử hôm nay?
Yên chi at 09/05/2010 08:56 pm reply
Cám ơn Lê Vân ghé thăm ,nhân 2/9 kẻ truyện quê ,chia xẻ cùng các bạn  Chúc bạn buổi tối nhiều niềm vui nha
Camthuy at 09/03/2010 07:19 pm comment
Anh YC à, mạng nơi em có vấn đề nên hôm nay em mới vào thăm anh được. Chúc anh khỏe, yêu đời nha, em sẽ sớm trở lại đọc và bình anh nhé!
Yên chi at 09/05/2010 08:52 pm reply
Cám ơn NTChuy- 121 ghé thăm ,tưởng chỉ mạng anh mới vậy, hóa ra mạng em cũng như vậy sao ,buồn lắm thay  Cám ơn em về những lời chhố tính 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét