Đã mấy tuần nay rét tái tê công viên vắng như chùa bà đanh ,riêng mấy cụ hưu trí vẫn hăng hái ra đây đi bộ, tập thể dục thể thao , cái động cơ vì sức khỏe làm các lão chịu khó,chịu khổ đến tài
,bọn thanh niên bĩu môi "Toàn những cụ ham sống sợ chết" nó nói hình như cũng đúng ,chỉ thấy toàn những ông bà già đi tập .Thực ra trời rét đi tập tí thể dục thể thao cũng chẳng có gì là ghê gớm cả ,mình cũng là thằng đầu óc ngu si ,tứ chi phát triển,tập tành từ bé nên chẳng lạ ,vận động là người nó khác nóng lên, cảm thấy ấm ngay thôi ,lính thời chống Mĩ chỉ có độc cái chăn chiên mỏng tang, một áo đông xuân ,hai bộ quần áo mặc ngoài dầm mưa dãi gió rét căm căm, khổ thật nhưng chưa thấy thằng nào chết vì rét ,bởi vậy giờ thấy mấy lão áo đơn áo kép, mũ mão kín đầu kín tai khật khưỡng trong gió rét cũng chỉ coi là cái tép ,mình phục là phục mấy đôi thanh niên nam nữ ấy ,chúng nó chẳng hề tập tành gì cả ,chỉ ra đây ngồi ôm nhau như tượng đá mà không thấy lạnh thế mới tài, chúng ăn mặc cũng phong phanh thôi,hình như để thể hiện bản lĩnh nhất là bọn con gái bận đồ càng mỏng ,thế mà có cặp ngồi từ sáng sớm tới khuya trong cái rét dưới 10 độ c, làm mấy cụ bà đi qua nhìn thấy ,chợt động lại thời xuân sắc, xót xa nói trống không như để phổ biến kinh nghiệm "Yêu nhau rồi thì lấy đại đi, ra đây ngồi làm chi cho nó khổ ra"nghe mấy bả nói làm mình thấy tủi thân, vì cái thời mình yêu ấy có được ra ngồi công viên tí nào đâu, chưa kịp nhớn đã đi bộ đội, rồi về ba ngày phép cũng lấy đại ,thế là được vợ,mãi sau này khi đã đứng tuổi mới dắt nhau đi chơi công viên thấy nó cứ nhạt hoen hoét chẳng ra sao,bà xã thì cứ mắt trước mắt sau tìm xem có hàng rau nào để mua một bó về làm cơm, mình thì cứ chăm chăm nhìn gốc cây tìm thằng bán báo để mua một tờ,thời gian trôi đến là nhanh thế mà đã bao nhiêu mùa đông rồi,bao nhiêu kiểu giá rét, kể lại chẳng bao giờ hết được ,kể nhiều ông Chu Lai ông ấy lại bảo là "Ăn mày dĩ vãng" Nghĩ thương mấy thằng đồng đội ngày ấy,học hết phổ thông có thằng học lên cả đại học rồi mà chưa biết yêu là gì, đến lúc chết vẫn là một đàn trai tân ,vong họ chẳng biết có được lên thiên đàng không ,bây giờ thì khỏi nói toàn những cháu vẫn đang mặc đồng phục học sinh, có nhiều đứa còn đang học phổ thông cơ sở ,thế mà đã biết ra đây ngồi ôm nhau,hôn nhau thắm thiết, bất chấp gió rét và chẳng biết chúng còn làm những trò gì nữa ,quả là một sự tiến bộ, phát triển vượt bực,hậu sinh khả úy lắm thay. Rét ,đúng là rét làm cho người ta thích cho tay vào túi và làm cho người ta hay nghĩ vẩn vơ đến nhiều cái rét ,lại nhớ cái lần mình vào một lớp học của các cháu vùng cao ,nhà mái lá xung quanh thưng phên nứa gió lùa bên nọ sang bên kia đứng trong lớp mà như đứng giữa sân ,thày trò co ro ,cúm rúm vì rét,học thế sao mà giỏi được,vào nhà dân cũng trống tuềnh trống toàng như vậy ,áo quần thiếu thốn, những ngày đông giá chỉ có cách quây quần bên bếp lửa,vợ chồng ngồi với nhau lâu quá ,có khi sinh ra cãi nhau ,những vùng đất nghèo khổ kinh niên,làm nương rấy năng xuất quá thấp ,rừng kiệt ,suối cạn ,hồ ao khô ,làm đủ ăn đã là may,tiền đâu mà xây nhà ,xây trường học ,nơi ấy lại ít được quan tâm vì họ chẳng có tiềm năng cũng như đóng góp gì đáng kể cho kinh tế nhà nước ,ngoài việc xin quỹ xóa đói giảm nghèo ,nhưng nó vẫn là một phần đất nước .Bọn trẻ ở những vùng ấy hay kéo nhau đi làm thuê, mấy khu chế xuất quanh Hà Nội người ta thích tuyển thợ ở đấy ,vì giá nhân công rẻ ,mà bọn trẻ cũng chịu khó chịu khổ không kén nghề ,mấy đứa chui rúc trong khu nhà trọ rẻ tiền ,ngày làm ,tối về nghủ chung cũng đỡ lạnh, tết năm ngoái có dịp qua đấy, thấy chúng tràn ra hai bên đường đứng đông nghẹt ,tưởng đấu tranh biểu tình hóa ra không phải,chúng chờ xe khách để về quê ăn tết ,nghĩ cũng tội chẳng biết sau mấy ngày thì đón được xe .Nghĩ loanh quanh một hồi rồi lại trở về cái công viên,đúng là rét công viên, rét mà người ta vẫn bách bộ, vẫn yêu,và vẫn say theo đúng nghĩa đen ,có mấy thằng dáng vẻ con nhà giàu đưa mấy đứa bạn bè đi ăn nhậu say xưa ở đâu đó rồi kéo nhau vào công viên chơi bị cảm lạnh nôn ọe đầy ra những chỗ đáng ra phải sạch sẽ ,tránh con đường ấy rẽ sang lối khác nhỏ hơn gặp phải một đôi đứng ôm nhau ngay giữa lối đi ,chúng nhìn mình cười toe toét,thấy có vẻ thân thiện mình hỏi thử một câu
- Các cháu đứng đây có rét không ,chúng nó cười trả lời tỉnh như không
- không ạ ,các bác vận động thể chất nóng người ,chúng cháu vận động tình cảm ,còn nóng hơn ,
Một ngày âm u,công viên vắng, lại có tin đợt gió mùa đông bắc mới sắp về lại nhiều người lại phải chịu rét
,bọn thanh niên bĩu môi "Toàn những cụ ham sống sợ chết" nó nói hình như cũng đúng ,chỉ thấy toàn những ông bà già đi tập .Thực ra trời rét đi tập tí thể dục thể thao cũng chẳng có gì là ghê gớm cả ,mình cũng là thằng đầu óc ngu si ,tứ chi phát triển,tập tành từ bé nên chẳng lạ ,vận động là người nó khác nóng lên, cảm thấy ấm ngay thôi ,lính thời chống Mĩ chỉ có độc cái chăn chiên mỏng tang, một áo đông xuân ,hai bộ quần áo mặc ngoài dầm mưa dãi gió rét căm căm, khổ thật nhưng chưa thấy thằng nào chết vì rét ,bởi vậy giờ thấy mấy lão áo đơn áo kép, mũ mão kín đầu kín tai khật khưỡng trong gió rét cũng chỉ coi là cái tép ,mình phục là phục mấy đôi thanh niên nam nữ ấy ,chúng nó chẳng hề tập tành gì cả ,chỉ ra đây ngồi ôm nhau như tượng đá mà không thấy lạnh thế mới tài, chúng ăn mặc cũng phong phanh thôi,hình như để thể hiện bản lĩnh nhất là bọn con gái bận đồ càng mỏng ,thế mà có cặp ngồi từ sáng sớm tới khuya trong cái rét dưới 10 độ c, làm mấy cụ bà đi qua nhìn thấy ,chợt động lại thời xuân sắc, xót xa nói trống không như để phổ biến kinh nghiệm "Yêu nhau rồi thì lấy đại đi, ra đây ngồi làm chi cho nó khổ ra"nghe mấy bả nói làm mình thấy tủi thân, vì cái thời mình yêu ấy có được ra ngồi công viên tí nào đâu, chưa kịp nhớn đã đi bộ đội, rồi về ba ngày phép cũng lấy đại ,thế là được vợ,mãi sau này khi đã đứng tuổi mới dắt nhau đi chơi công viên thấy nó cứ nhạt hoen hoét chẳng ra sao,bà xã thì cứ mắt trước mắt sau tìm xem có hàng rau nào để mua một bó về làm cơm, mình thì cứ chăm chăm nhìn gốc cây tìm thằng bán báo để mua một tờ,thời gian trôi đến là nhanh thế mà đã bao nhiêu mùa đông rồi,bao nhiêu kiểu giá rét, kể lại chẳng bao giờ hết được ,kể nhiều ông Chu Lai ông ấy lại bảo là "Ăn mày dĩ vãng" Nghĩ thương mấy thằng đồng đội ngày ấy,học hết phổ thông có thằng học lên cả đại học rồi mà chưa biết yêu là gì, đến lúc chết vẫn là một đàn trai tân ,vong họ chẳng biết có được lên thiên đàng không ,bây giờ thì khỏi nói toàn những cháu vẫn đang mặc đồng phục học sinh, có nhiều đứa còn đang học phổ thông cơ sở ,thế mà đã biết ra đây ngồi ôm nhau,hôn nhau thắm thiết, bất chấp gió rét và chẳng biết chúng còn làm những trò gì nữa ,quả là một sự tiến bộ, phát triển vượt bực,hậu sinh khả úy lắm thay. Rét ,đúng là rét làm cho người ta thích cho tay vào túi và làm cho người ta hay nghĩ vẩn vơ đến nhiều cái rét ,lại nhớ cái lần mình vào một lớp học của các cháu vùng cao ,nhà mái lá xung quanh thưng phên nứa gió lùa bên nọ sang bên kia đứng trong lớp mà như đứng giữa sân ,thày trò co ro ,cúm rúm vì rét,học thế sao mà giỏi được,vào nhà dân cũng trống tuềnh trống toàng như vậy ,áo quần thiếu thốn, những ngày đông giá chỉ có cách quây quần bên bếp lửa,vợ chồng ngồi với nhau lâu quá ,có khi sinh ra cãi nhau ,những vùng đất nghèo khổ kinh niên,làm nương rấy năng xuất quá thấp ,rừng kiệt ,suối cạn ,hồ ao khô ,làm đủ ăn đã là may,tiền đâu mà xây nhà ,xây trường học ,nơi ấy lại ít được quan tâm vì họ chẳng có tiềm năng cũng như đóng góp gì đáng kể cho kinh tế nhà nước ,ngoài việc xin quỹ xóa đói giảm nghèo ,nhưng nó vẫn là một phần đất nước .Bọn trẻ ở những vùng ấy hay kéo nhau đi làm thuê, mấy khu chế xuất quanh Hà Nội người ta thích tuyển thợ ở đấy ,vì giá nhân công rẻ ,mà bọn trẻ cũng chịu khó chịu khổ không kén nghề ,mấy đứa chui rúc trong khu nhà trọ rẻ tiền ,ngày làm ,tối về nghủ chung cũng đỡ lạnh, tết năm ngoái có dịp qua đấy, thấy chúng tràn ra hai bên đường đứng đông nghẹt ,tưởng đấu tranh biểu tình hóa ra không phải,chúng chờ xe khách để về quê ăn tết ,nghĩ cũng tội chẳng biết sau mấy ngày thì đón được xe .Nghĩ loanh quanh một hồi rồi lại trở về cái công viên,đúng là rét công viên, rét mà người ta vẫn bách bộ, vẫn yêu,và vẫn say theo đúng nghĩa đen ,có mấy thằng dáng vẻ con nhà giàu đưa mấy đứa bạn bè đi ăn nhậu say xưa ở đâu đó rồi kéo nhau vào công viên chơi bị cảm lạnh nôn ọe đầy ra những chỗ đáng ra phải sạch sẽ ,tránh con đường ấy rẽ sang lối khác nhỏ hơn gặp phải một đôi đứng ôm nhau ngay giữa lối đi ,chúng nhìn mình cười toe toét,thấy có vẻ thân thiện mình hỏi thử một câu
- Các cháu đứng đây có rét không ,chúng nó cười trả lời tỉnh như không
- không ạ ,các bác vận động thể chất nóng người ,chúng cháu vận động tình cảm ,còn nóng hơn ,
Một ngày âm u,công viên vắng, lại có tin đợt gió mùa đông bắc mới sắp về lại nhiều người lại phải chịu rét
Y - C
Cựu Chiến Binh at 01/17/2011 12:02 pm comment
Thời chống tàu cũng làm gì có hở Bác?có mỗi cái áo trấn thủ..cái chăn chiên dạ mỏng chúc bác vui giữ ấm nhé
Yên chi at 01/18/2011 08:46 pm reply
Cám ơn Cựu Chiến Binh ghé thăm, lính ta nói chung là khổ ,không biết bao giờ được sướng như lính Mĩ nhỉ ,đi hành quân oánh nhau mà được máy bay lên thẳng chở nước lên cho tắm ,mùa hè mang theo cả máy làm kem... Chúc bạn buổi tối vui nha
Hoàng Hôn Tím at 01/16/2011 09:08 pm comment
Vâng, tối em đi dạy thêm về, gió táp vào mặt thật lạnh, thế mà các cụ, các bác vẫn kiên trì đi bộ. Thật là cảm phục.
Yên chi at 01/18/2011 08:41 pm reply
Cám ơn Hoàng Hôn Tím ghé thăm .Đấy là toàn những ông ham sống ,sợ chết,lại ky bo lo tốn tiền thuốc men ,động cơ chính trị là muốn kéo dài thời gian đục khoét lương nhà nước phá hoại kinh tế xã hội chủ nghĩa... Chúc bạn buổi tối nhiều niềm vui nha
HAT CAT _ DIỆU SINH at 01/15/2011 06:12 pm comment
, lính thời chống Mĩ chỉ có độc cái chăn chiên mỏng tang, một áo đông xuân ,hai bộ quần áo mặc ngoài dầm mưa dãi gió rét căm căm, khổ thật nhưng chưa thấy thằng nào chết vì rét ... Lại còn tắm nước lạnh ở bể công cộng, thông thống gió.. Cũng lạ , sao hồ ấy chúng ta không chết toi hết đi để khỏi thương kẻ ngồi ghế đá ... BI GIỪ nhẩy
Yên chi at 01/18/2011 08:34 pm reply
Cám ơn hat cát ghé thăm ,chưa chết hết ,cũng chết vãn rồi, trời thương cho còn lại một ít ,không thì các ấy thành ni cô hết à
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét