A) Con chó chậm hiểu
B)Bảo ban
Hai vợ chồng trẻ cưới nhau xong xin ra ở riêng, cái mốt thời nay nó vậy nên cha mẹ chúng cũng đồng ý ,nhưng thấy thằng con trai hiền lành (hoặc do tự nhìn nhận con trai mình quá hiền lành) bà mẹ chồng lôi riêng con trai ra tha thiết dặn dò
- Này con trai ơi ,nghe mẹ dặn này,bố mẹ cho con nhà ra ở riêng rồi nhé .Từ nay nhớ “bảo ban” con vợ để nó làm ăn cho tốt nghe chưa ,thằng con vâng dạ ngoan lắm
Sau khi bố mẹ về, thằng con nhớ lời mẹ muốn “bảo ban” vợ nhưng còn e ngại liền gợi truyện
- Em ơi Mẹ dặn anh phải bảo ban vợ nghĩa là thế nào nhỉ ,con vợ liền giải thích
- Có thế mà anh không hiểu à: BẢO – tức là các thứ đồ quý giá như vàng, như nhẫn ,như tiền lương, như xe đắt tiền, như sổ đỏ nhà v..v...nói chung là những đồ quý giá... BAN – Tức là đưa cho như ban thưởng ,ban phát ,ban tặng v..v... ,BẢO BAN vợ tức là đưa hết các đồ quý giácho vợ .Thôi nào nhanh đưa hết đây không mẹ lại mắng cho là đồ chậm hiểu .Thằng con ngoan nghe lời mẹ có bao nhiêu của đưa hết cho vợ, bà mẹ chồng thấy vậy xót quá bữa sau quay lại đính chính
- Là hôm đó mẹ dặn con trai như vậy ,nhưng thời buổi bây giờ khác rồi ,Vợ chồng bay phải bảo ban lẫn nhau...
C) Sự tích hoa mai
Một ông vua cai quản một vương quốc nhỏ, tính ông giản dị thích vận bộ đồ màu vàng, sống thanh bạch và hay quan tâm người khác,nhưng ông có tật hứa hão,trước bách tinh ông hay hứa hẹn nào là ngày mai sẽ tốt đẹp,, gày mai sẽ sung sướng, ngày mai sẽ phồn vinh ngày mai sẽ công bằng xã hội...vv...và vv lời hứa chẳng mấy khi thành hiện thực .Dân người ta cũng biết chẳng ai quan tâm những lời hứa của ông làm gì ,sau này ông chết từ mộ ông mọc lên một cây có hoa rất đẹp màu vàng tươi người ta đặt tên là Hoàng Mai với chữ hoàng nghĩa là hoàng đế để nhớ một thời có ông vua truyện gì cũng hứa ngày mai ,rồi người ta cũng quên ông vua đó đi chữ hoàng đổi sang chữ hoàng có nghĩa màu vàng,rồi cuối cùng chỉ gọi gọn chữ Mai cho tiện ,từ đấy ta có cây mai , nó chẳng cho ta cái gì ,quả cũng không ăn được, hoa cũng không thơm, nhưng vì có liên quan tới cốt cách của ông vua nên nhiều người thích đem về trưng trong mấy ngày tết cho oai.
Y - C
Một con chó thông minh nói được tiếng người và rất trung thành .Nó giúp chủ được nhiều việc, từ bày các mưu mô làm ăn đến việc giữ nhà, giữ của ,săn bắt thú,tìm của rơi, đã vài lần xả thân cứu chủ thoát khỏi nguy biến ,đến đâu anh chủ
cũng khuyếch trương "Con chó là người bạn trung thành đáng tin cậy nhất của tôi" tưởng thật nó càng hăng hái phụng chủ, giúp anh ta từ một anh nghèo kiết xác trở nên khá giả .Khi đã giầu có, anh chủ tấp tểnh tham gia câu lạc bộ nhà giầu ,nhưng cánh này dễ gì thèm chơi với anh trưởng giả mới học làm sang, để làm thân anh này bèn mời cả bọn về nhà, vừa để khoe cơ ngơi vừa để nịnh nọt ,con chó trung thành chạy ra mừng rối rít,tay chủ tịch câu lạc bộ thấy con chó béo liền gạ
- Rét thế này làm bữa rượu thịt chó thì hay biết mấy, chủ nhà vội thanh minh
- Ấy con chó của tôi thông minh và trung thành lắm ,tay chủ tịch câu lạc bộ lắc đầu
- Nó quý là ở chỗ đó, trong câu lạc bộ ta thông minh và trung thành phải để ở chỗ này chứ không để bên ngoài,lão vỗ vỗ vào cái bụng phệ cười hóm hỉnh,lão chủ nhà hiểu ra liền trói nghiến con chó lại chuẩn bị làm bữa RTC đãi đám bạnmới.Tay chủ tịch câu lạc bộ thích trí bảo con chó " Ôi sự thông minh ,và lòng trung thành, trong thế giới của chúng ta nó luôn phải trộn chung với riềng mẻ mắm tôm ,mày đã hiểu ra điều này chưa hả chó" Con chó gạt nước mắt trả lời " Tôi nhận ra điều này, Lừa đảo ,phản bội, là bí quyết làm người ta giàu có ,tiếc rằng tôi hiểu ra quá muộn "Nó nhận được câu an ủi "Muộn còn hơn không"
B)Bảo ban
Hai vợ chồng trẻ cưới nhau xong xin ra ở riêng, cái mốt thời nay nó vậy nên cha mẹ chúng cũng đồng ý ,nhưng thấy thằng con trai hiền lành (hoặc do tự nhìn nhận con trai mình quá hiền lành) bà mẹ chồng lôi riêng con trai ra tha thiết dặn dò
- Này con trai ơi ,nghe mẹ dặn này,bố mẹ cho con nhà ra ở riêng rồi nhé .Từ nay nhớ “bảo ban” con vợ để nó làm ăn cho tốt nghe chưa ,thằng con vâng dạ ngoan lắm
Sau khi bố mẹ về, thằng con nhớ lời mẹ muốn “bảo ban” vợ nhưng còn e ngại liền gợi truyện
- Em ơi Mẹ dặn anh phải bảo ban vợ nghĩa là thế nào nhỉ ,con vợ liền giải thích
- Có thế mà anh không hiểu à: BẢO – tức là các thứ đồ quý giá như vàng, như nhẫn ,như tiền lương, như xe đắt tiền, như sổ đỏ nhà v..v...nói chung là những đồ quý giá... BAN – Tức là đưa cho như ban thưởng ,ban phát ,ban tặng v..v... ,BẢO BAN vợ tức là đưa hết các đồ quý giácho vợ .Thôi nào nhanh đưa hết đây không mẹ lại mắng cho là đồ chậm hiểu .Thằng con ngoan nghe lời mẹ có bao nhiêu của đưa hết cho vợ, bà mẹ chồng thấy vậy xót quá bữa sau quay lại đính chính
- Là hôm đó mẹ dặn con trai như vậy ,nhưng thời buổi bây giờ khác rồi ,Vợ chồng bay phải bảo ban lẫn nhau...
C) Sự tích hoa mai
Một ông vua cai quản một vương quốc nhỏ, tính ông giản dị thích vận bộ đồ màu vàng, sống thanh bạch và hay quan tâm người khác,nhưng ông có tật hứa hão,trước bách tinh ông hay hứa hẹn nào là ngày mai sẽ tốt đẹp,, gày mai sẽ sung sướng, ngày mai sẽ phồn vinh ngày mai sẽ công bằng xã hội...vv...và vv lời hứa chẳng mấy khi thành hiện thực .Dân người ta cũng biết chẳng ai quan tâm những lời hứa của ông làm gì ,sau này ông chết từ mộ ông mọc lên một cây có hoa rất đẹp màu vàng tươi người ta đặt tên là Hoàng Mai với chữ hoàng nghĩa là hoàng đế để nhớ một thời có ông vua truyện gì cũng hứa ngày mai ,rồi người ta cũng quên ông vua đó đi chữ hoàng đổi sang chữ hoàng có nghĩa màu vàng,rồi cuối cùng chỉ gọi gọn chữ Mai cho tiện ,từ đấy ta có cây mai , nó chẳng cho ta cái gì ,quả cũng không ăn được, hoa cũng không thơm, nhưng vì có liên quan tới cốt cách của ông vua nên nhiều người thích đem về trưng trong mấy ngày tết cho oai.
Điều Giản Dị at 01/16/2012 07:02 am comment
ĐGD thích những câu chuyện anh yen chi viết như vầy nè! Thật đáng để suy gẫm. Chúc anh vui khỏe
Yên chi at 01/08/2012 08:29 pm comment
Cám ơn HOA TULIP ghé thăm thỉnh thoảng thay đổi thể loại một chút cho vui thôi ,Chúc HOA TULIP buổi tối nhiều niềm vui nha
HOA TULIP at 01/07/2012 05:04 pm comment
TRUYỆN của chú hay quá! nhất là về con chó, thật là thâm thúy chú à.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét