Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Thay lời cám ơn (yahoo blog)

Mấy lời cám ơn các bạn

Category: , Tag:
07/21/2012 07:34 am

Thời gian vừa rồi nóng bức nhiều quá ngồi viết blog không được,
mở máy lạnh thì tốn tiền điện ,thế là Yc tôi bỏ đi lang thang sang nhà mấy llão hàng xóm ,ngồi phòng máy lạnh uống nước chè tán chuyện thời sự (mình không bị mất tiền điện,tiền chè).Trong thời gian vắng nhà vẫn được các bạn chiếu cố ghé thăn điều này làm Y C rất cảm động,Xin tạ lỗi ,và xin chân thành bày to lòng biết ơn tới sự quan tâm của các bạn,rất Mong được các bạn lượng thứ,Từ đây xin lên mạng đều đều nhân đây cũng xin chúc các bạn gần xa rồi rào sức khỏe , tinh thần phấn chấn lên mạng đều đều .
Nhân ngày thương binh liệt sĩ định viết một entri về thương binh nhưng mà vừa rồi đọc báo thấy ,mấy ông thương binh đi xe ba bánh gây hấn lung tung ,từ xông vào cơ quan nhà nước ,tới xông vào nhà hàng uýnh nhau ,để dân người ta phải uýnh lại rồi bị gom xe đốt .Chán chả thèm viết nữa.Xin kể vài mẩu truyện đời sống của mấy tay quân nhân về hưu, giải ngũ mà mình biết vậy

Những chiều không vui
                        
Cách đây vài tuần mình đi dự lễ tang một người em bà con là bộ đội chống Tàu, phục viên về địa phương, nhà ở ngay Núi Pháo
khu mỏ đa kim loại lớn nhất nhì thế giới ấy ,nó đang bắt đầu khai thác để bán nguyên liệu thô cho nước ngoài .Khu mỏ trữ lượng khoáng sản thì giầu nhưng mà người dân sống ở đấy thì nghèo ,chú em họ mình định cư ở đấy, sau bao nhiêu năm lam lũ mà chẳng có tiền dư.Vừa rồi dự án lấy đất họ mới ứng trước cho ít tiền vội hí hửng đi mua đất làm nhà ,mới xây xong chưa kịp ở thì đổ bệnh, bị ung thư phổi di căn vào xương phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn .Tiền bỏ ra làm nhà hết nên chẳng còn đồng nào để chữa ,anh em bạn bè giúp đỡ được ít tiền cũng không giám dùng, bảo để cho con nó lấy vốn làm ăn nay mai hết đất nông nghiệp thì biết sống bằng gì thế là nằm đấy chờ chết ,mọi người ai cũng thương bảo số thằng này khổ bao nhiêu năm chiến đấu hy sinh ,về nhà lại chịu khó lao động cần cù thế mà khi măc bệnh không được một mũi thuốc vào người ,chí ít cũng vài mũi giảm đau cho đỡ khổ .
Hình như cánh đàn ông xứ ta hay chết yểu,bằng chứng dành dành là có rất nhiều đàn bà góa chồng,chiến tranh đã lùi xa 40 năm ,thế mà vưỡn nhiều bà góa,vậy là không phải lỗi tại nó. Có thể tại các đấng mày râu xứ ta quá yếu ớt nên hay chết trước các bả ,cũng có thể do môi trường xã hội có vấn đề nên trong cuộc sống hàng ngày thằng đàn ông cũng hay gặp nạn hơn. Chết do oánh lộn nhau, chết vì tai nạn các loại, chết do đua xe, chết do bia rượu,chết do nghiện hút cái nào các ổng cũng chiếm ngôi đàu bảng ,cái khu ngõ mình ở bé tí ti thế mà có đến hơn chục bà góa,gọi là bà là để thể hiện sự tôn trọng ,thực ra theo tuổi có thể gọi là em góa ,cháu góa... .có nhiều bà trong đó còn rất nhuận sắc làm khối anh thòm thèm.
Gần nhà tôi có bà Lâm đẹp gái là vợ liệt sĩ từ hồi còn rất trẻ , một thời cũng đã có vài anh tán tỉnh, vài người mai mối muốn giúp bà đi bước nữa nhưng số trời cứ bắt bà ở vậy nuôi hai thằng con. Nay chúng đều trưởng thành học xong đại học được tuyển vào công chức nhà nước đứa nào cũng vợ con đề huề.
Sự đô thị hóa, đất biến thành vàng làm nhà bà trở nên giàu, cộng cả phần ruộng của hai thằng con đã thoát ly, vừa rồi dự án đền bù bà được hơn hai tỷ, đúng là tiền đè chết người .Có nhiều tiền, ăn uống bồi dưỡng tốt, bà nội cứ ngày càng trẻ đẹp ra, lúc nào cũng “phây phây má đỏ hồng hồng” ,bộ ngực núng nính hơn cả thời con gái,thằng đàn ông nào đi ngang qua cũng phải ngoái lại nhìn một phát nếu không họa là nó mù dở, hay tâm thần hoặc pê dê gì đó .
Cái làng ven đô này, thời mở cửa, ngày ngày người tứ xứ đổ về đông như trẩy hội,họ về bán sức kiếm việc,cũng nhờ vậy người dân ở đây chỉ cần có vài gian nhà trọ,hoặc dựng túp lều quán, buôn bán nhì nhằng vài thứ lặt vặt cũng kiếm ra tiền .
Có khu vườn rộng bà Lâm cũng đốn bỏ hàng hồng xiêm dựng được vài gian nhà trọ, phần giáp mặt đường bà cũng dựng một gian nhà hàng định để bán mấy thứ tạp hóa nhì nhằng ,nhưng các con bà nó bảo “nhà mình không túng thiếu ,mẹ vất vả nhiều rồi bây giờ nghỉ ngơi không phải làm gì cả” thế là lại bỏ không đấy.
Con cái thương mẹ (và cũng để tăng sĩ diện cho nó) nên chúng nói vậy,nhưng với bà Lâm hay lam làm quen rồi giờ ở không thấy cứ tẻ tẻ thế nào ấy, cảm giác này càng rõ lên từ ngày các con bà có gia đình riêng ,vợ chồng thằng lớn đã kéo nhau ra phố ở ,còn thằng thứ hai từ khi vợ nó sinh con  chúng nó thuê người giúp việc,vợ chồng con cái xúm vào chăm sóc lẫn nhau, khiến bà cảm thấy lẻ ra như người thừa .Mới đầu bà cũng thử đi tụ tập với mấy bà bạn , nhưng ở nhà thì thôi đến nhà người ta thấy cảnh người có đôi có đũa bà bỗng cảm thấy bâng khuâng ngượng ngượng ,cái cảm giác thiếu hụt cứ nhân lên, tạo thành nỗi e ấp làm bà ngại nhập bọn với họ ,bà lại về nhà sờ sẫm bới tìm công việc vun vén cho con cháu, hết việc thì lao đi tập thể thao thể dục dưỡng sinh.
Ai cũng bảo bà sướng,nhìn vào thì là thế, nhà bà không thiếu thứ gì,thấy nhà ai có thứ gì hai thằng con cũng mua đủ cho bà thứ nấy .Thằng con lớn chủ nhật về chơi vẫn sang mấy nhà hàng xóm tự hào khoe “Nhà mẹ cháu không thiếu thứ gì!chỉ cần mẹ cháu thích là anh em chúng cháu mua về ngay” nó nói nhiều nên một lần ông lão hàng xóm nói đùa lại “Có thứ mẹ mày thích chúng mày cóc mua được đâu!”...
Cách nhà bà Lâm không xa có nhà ông Tất là gia đình quân nhân , gốc gác người tỉnh khác, hồi ở trường sơn chẳng biết duyên số thế nào lại vớ được cô thanh niên xung phong người làng này ,hết chiến tranh chị vợ chuyển về làm trong một cơ quan gần nhà,anh chồng chạy theo vợ, được chia đất làm nhà ,thấy đất lành thế là “chim” ông đậu ở lại, định cư luôn, hai vợ chồng sinh ra một đống con. anh chàng chuyển về công tác ở một đơn vị hậu cần gần đấy, cái anh chồng to cao đẹp trai sánh với cô vợ còm nhom vì những lần sốt rét tái đi tái lại, da dẻ lúc nào cũng xanh như ếch cốm ,chẳng biết thành đề tài bàn tán của mấy bà lẻo mép rỗi hơi từ lúc nào
- Tiếc cho cái thằng đẹp trai mà sao lấy phải con vợ dở thế không biết?
- Thằng chả to con thế kia mà con vợ như giẻ rách, thế nào nó cũng phải kiếm hàng đống bồ
Chuyện đến tai chị vợ, thế là sôi lên ,phải công nhận ghen tuông là thành phần tất yếu tạo nên phụ nữ,phái mày râu phải tri ân thượng đế về điều này vì nhờ nó mà họ sớm được thưởng thức chút nồng nàn của hương vị lửa địa ngục khi họ còn đang sống nhăn răng trên trần thế, khỏi cần chờ đến khi xuống âm tào địa phủ , cũng xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ người đã phát minh ra câu “Ngứa ghẻ ,ghen tình” điều mà chỉ những bịnh nhưn bị ghẻ ,những anh lính thời chiến tranh và cả lính thời bi giờ (nếu phải đóng quân nơi vùng sâu vùng xa) qua giai đoạn mắc ghẻ thì mới biết thế nào là ngứa ghẻ, nó nằm trong một quy trình rất đơn giản: ngứa thì gãi,gãi lại càng ngứa,càng ngứa lại càng gãi ,càng gãi lại càng ngứa..., cho đến khi gãi tóe máu khắp nơi mà vưỡn... càng ngứa .Ghen tình cũng vậy: ghen thì đánh ghen, càng đánh ghen càng ghen, càng ghen lại càng đánh ghen, cho tới lúc tan cửa nát nhà, hoặc có đứa trong cuộc hồn lìa khỏi xác .
Đương nhiên là bà vợ ông Tất ghen, mà đã ghen thì phải đánh ghen thôi,vốn được tôi luyện ý chí quyết chiến quyết thắng và tinh thần nhằm thẳng quân thù mà bắn lại được chỉ đạo bởi đường lối thà đánh nhầm còn hơn bỏ sót, bà ghen quyết liệt, khổ nỗi lại mù tịt biết lấy ma nào làm đối tượng để mà ghen, thế là trút hết căm giận vào ông chồng yêu quý, làm ổng nghệt mặt ra như bò đội nón ,chỉ biết oằn lưng chịu trận và cố hết sức tìm cách thanh minh cho một điều hết sức trìu tượng nên nó cứ lõm bõm làm bà vợ càng điên tiết, càng tâm đắc với câu trân ngôn “Thanh minh tức là thú tội”. Khi ghen tuông các bà vợ rất giỏi phương pháp quy nạp toán học, ví dụ chẳng may anh chồng đi làm về muộn thì chắc chắn bị quy là do hắn đi chơi với gái... đưa tiền lương thiếu chắc chắn bị quy là do hắn đem cho gái... trả lời chậm một chút liền bị quy là do hắn sao lãng xa lánh mình... ,tươi cười bị quy là nụ cười giả tạo, quan tâm chăm sóc bị quy là hành động của thằng cha đạo đức giả...
Oan!... .Mà kể ra cũng không oan ,khi tình cảm vợ chồng đã qua giai đoạn đỉnh cao mặn nồng trở về với cái nền tảng bàng bạc, nhàn nhạt được đúc bằng các từng lớp bê tông nghĩa vụ thì có đến 90 % người ta hay mơ đến một cái gì đó tươi thắm hơn,mới mẻ hơn để tạo ra một ngọn chồi non mơn mởn ,cho cái cây tâm hồn đang ngày càng trở nên cằn cỗi ,nhưng chỉ một số rất ít kẻ trong đó biến được thành hiện thực, và vì nhiều lý do, tuyệt đại đa số còn lại phải nằm im an phận, mà chẳng qua cũng vì cờ không đến tay nên chưa phất được đấy thôi..., suy cho cùng việc đánh ghen trước là phù hợp với chủ trương của ngành y tế “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” cũng giống như các loại vac xin “tam liên” “ngũ liên” “thượng liên” “đại liên” gì đó, có thời người ta đã đem ra tiêm chủng đại trà cho cộng đồng dân chúng ,nhưng vác xin phòng bệnh ngành y tế người ta tính có liều lượng nên không mấy khi sẩy ra tai biến ,còn cái vác xin phòng ngoại tình này các bà vợ thường dùng liều quá cao, siêu cao cho chồng ,nhất là khi phong phanh phỏng đoán ông xã có khả năng mắc bệnh, thì liều dùng khi đó có thể lên đến vô hạn.Tại sao có hiện tượng này ,đơn giản chỉ là do khác nhau giữa hai sở thích về sự liên kết, các ông chồng thường mơ đến kiểu liên kết cùng tồn tại “và”, đại để như“vợ và bồ” “Em và nó” rất nhu mì và hiền hòa ,trong khi các bà vợ đối phó lại bằng kiểu liên kết triệt tiêu “hoặc”: “vợ hoặc bồ” “Em hoặc nó” mang đậm màu sắc hủy diệt và sinh tử ,nó tạo nên hiện tượng trong khi quan hệ bồ bịch của anh chồng có phần mơ hồ, thật giả lẫn lộn khó phát hiện ,thì sự ghen tuông của các bà vợ lại có phần lộ liễu, thô bạo thiếu tế nhị, nhiều khi nhìn vào tưởng như vô lý!
Cái ghen của vợ ông Tất như dân gian thường nói chỉ là ghen bóng ghen gió vì không có chứng cớ ,nó chẳng đi đến đâu ,chỉ càng kích thích thêm cái sự ghen lên cao độ.Bà đến cơ quan chồng tìm hiểu nhưng không kết quả ,chắc là bọn cùng làm chúng nó bênh nhau,nghĩ vậy nên có lần nghe ông nói phải đi công việc không ăn cơm nhà, bà liền xin nghỉ một buổi, thuê xe ôm bám theo ,chẳng biết lần ấy do tính chất công việc hay cái lão đểu ấy nó biết mà cứ thấy hắn đi lòng vòng ghé chỗ này một chút, ghé chỗ kia một chút hết đi phía đông lại tạt phía tây,cuối cùng bà phải ôm bụng đói meo về nhà với cái ví cháy bỏng vì trả tiền xe.Rút kinh nghiệm đắt giá ,sau  đấy cứ mỗi lần lão ấy cáo bận không về ăn cơm là bả lại cho thằng con trai út mấy chục, bảo nó mượn xe tụi bạn, đi dò xem cha bay có đi lòng thòng với con nào không. Một sai lầm nghiêm trọng! Khi ghen quá các bà thường quên mất một điều ,đối với phần đông những đứa con trai tình thương chúng có thể giành hết cho mẹ ,nhưng danh dự chúng lại để bên cha nó, ngay từ khi còn thò lò mũi xanh chúng đã sẵn sàng lao vào oánh nhau chí mạng chỉ vì thằng nào đó nhắc tên cha nó một cách bất kính ,có những trường hợp nó không ưa ,thậm chí còn biết rõ cha nó không ra gì,nhưng nếu hình ảnh ấy bị xúc phạm nó vẫn một phen sống mái .Đó không phải vì cái người được gọi là cha ,mà là vì danh dự của chính nó. Bởi vậy có thể nó nhìn thấy rất rõ nhưng chẳng dại gì mách cho mẹ, vì điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến việc vạch áo cho người xem lưng,nhất là khi nó cho là việc đó không liên quan đến nó ,mà biết đâu sau này có khi chính nó cũng mắc phải, khi đó về phương diện tiêu cực chẳng dễ chịu gì khi nghe người ta đàm tiếu câu “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” hoặc “cha nào con nấy”.
Bế tắc trong sự ghen tuông kéo dài càng làm hao mòn nhanh chút sức khỏe vốn đã ít ỏi,kết hợp với bệnh huyết áp cao ,trong một cơn đột quỵ bà Tất ôm theo cả nỗi ấm ức về thế giới bên kia.
Bà Tất chết, ông Tất cứ trơ khấc một mình, lúc ấy mọi người mới biết chắc chắn rằng ông chẳng có tí bồ bịch khỉ nào, hàng năm trời ra ngẩn vào ngơ như người mất hồn, mà chẳng có cô bồ quái nào đến an ủi, chỉ rặt mấy cha đực rựa đi lại động viên .Buồn tình ông Tất xin nghỉ hưu non ,lúc này các con cái đã trưởng thành cả ,chúng chẳng còn quấn quýt bên ông nữa,mới đầu để giết thời gian ông cũng tụ tập chơi với mấy lão về hưu trong thôn. Cái đám đàn ông sang tuổi xế chiều chẳng còn việc gì để mà làm, tai chỉ thích nghe bài hát cũ, mồm chỉ thích nói chuyện cũ, ở nhà nói con cháu nó chán chẳng thèm nghe ,đến đóng đám nói vào tai nhau cho nó thỏa trí,chê chỗ này,chê chỗ kia,phê điểm này,phê điểm khác, loanh quanh rồi lại quay về truyện chăn gối vợ chồng ,gái gú ,ở cái tuổi không làm chuyện này bằng cái của nợ ấy được thì chuyển sang làm bằng mồm ,chỉ cần một lão khơi mào là y như cả dám nói hùa theo,nói đùa bỡn ,nói tếu táo,nói văng mạng nói cho hả nỗi uất ức bất lực ,đúng là cái bọn thừa L...có khác ,đang ôm nỗi đơn lẻ, ông Tất thấy như ngồi giữa đám người ngoài hành tinh, ông bỏ đi dạo một mình, lang thang chỗ này,chỗ kia rồi một hôm gặp bà Lâm cũng đi dạo,chuyện trò qua lại thế là họ cảm thấy tư tưởng lớn gặp nhau.
Khỉ thật, đi bên ông Tất tự nhiên bà Lâm có cái cảm giác lâng lâng,đã tự dằn lòng “già đời rồi chứ còn trẻ chung gì đâu” khổ nỗi càng cố nén nó xuống nó lại càng bùng lên ,có lẽ bởi lâu rồi bà không đi bên cạnh và nói truyện lâu với đàn ông lạ,nhất là cái kiểu đi dạo trên cái lối mòn nhỏ giữa khu dự án toàn cây hoang cỏ dại đầy chất thơ mộng, vừa thích thú vừa ngài ngại, mà cái lão ấy cũng chây quá cơ ,chỉ định chào hỏi vài câu xã giao cho phải phép hàng xóm láng giềng gặp nhau rồi đường ai nấy đi,thế mà cái mặt lì ấy cứ bám theo hết chuyện này sang chuyện khác làm người ta cứ phải đáp nhời.
Hôm sau họ lại đi bên nhau ,chẳng cần hẹn, tự nhiên người ta đến đúng cái nơi cần đến, ba cái lối mòn tưởng đi đã mòn chân mà bi giờ thấy nó hiện lên nhiều cái lạ, khi câu truyện giữa hai người đã tự nhiên hơn,trải lòng với nhau thoải mái hơn ,cuộc gặp đã bớt được vài phần e ngại lúng túng thì trong làng xóm, nơi quanh các chiếu chơi bài tá lả, bên cái bàn của mấy em bán nước xinh đẹp bắt đầu có lời bàn tán ,rì rào về câu truyện có hai ông bà già phải lòng nhau ,xin nói rõ làng xóm đây là chỉ đám người già,bọn trẻ bi giờ chúng nó cần gì làng xóm ,chúng cóc cần để tâm đến những truyện đại loại như vậy,làng xóm là của đám người già và của một vài thằng lăng xăng ,chạy phụ việc cho mấy ông già, với bọn trẻ giờ chỉ có băng nhóm này,hội lò nọ kiểu như hội chọi gà, hội đua xe ,băng đòi nợ ,lò dạy võ, cái gọi là xóm văn hóa ,làng văn hóa với chúng hình như ở mãi tận trên sao hỏa,nhiều đứa lấy vợ lấy chồng còn tiếc công không thèm đến chính quyền đăng ký.
Từ đấy mỗi lần họ đi bộ với nhau là y như có vài cụ lẽo đẽo đi theo đằng sau, cái tình nghĩa ở làng quê là như vậy ,anh này cứ thích dòm vào buồng nhà anh kia để xem những thứ nó hơn mình ,trong ánh mắt mộc mạc thường ngày thỉnh thoảng lại lóe ra vài tia nhìn kiểu công an mật ,có điều họ biết không phải để báo công an mà là để thì thầm với nhau,để vênh váo với nhau ,tao biết hơn mày ,biết trước mày về một điều gì đó trong làng xã ,chứng tỏ tao cao thủ hơn mày ,bản lĩnh hơn mày mặc dù những thứ ấy chỉ thuộc loại ba nắm ba mớ nhặt nhạnh ở vỉa hè hoặc vét được sau cuộc ăn uống trên bàn nhậu. Trong nhóm ấy, tích cực nhất có lão hàng xóm đối diện ngay nhà bà Lâm ,nỗi cay cú bị một thằng cha băng chú kiết vượt mặt làm lão hăng hái hẳn lên, cái bà Lâm phôm phốp như miếng mỡ trước mũi con mèo già là lão ,giá không có mụ vợ đáo để kèm như ốp đồng thì lão sơi tái từ lâu rồi đâu còn được óng ả đến hôm nay,lão nhẩm tính những lần bỏ công ra để phá đám bọn vớ vẩn đến tán bà Lâm từ ngày bà còn trẻ đến nay kể cũng đã kín hết các đốt ngón tay.Từ việc nhân danh người dân bảo vệ vợ liệt sĩ ,đến trách nhiệm giữ gìn an ninh làng xã ,trách nhiệm giữ gìn truyền thống chung thủy của người phụ nữ quê hương ,ông tống khứ được khá nhiều thằng tử tế, những thằng cùn quá thì ông thả chó cho nó đuổi,nếu không có hiệu quả thì lừa lúc nó mải tán mang cái xe của nó vứt xuống ao,thằng nào mò đến ban đêm thì ông hô trộm ,những thằng rắn mặt rồi cũng phải bỏ cuộc.Với lão Tất thì không làm thế được vì lão vừa là đồng ngũ vừa là hàng xóm,hồi vợ lão ta còn sống lại là chỗ đi lại chơi bời thân tình với nhau, bởi vậy không thể dùng được các chiêu cũ.Lão bèn nghĩ đến cách gây rối nội bộ,một hôm ông Tất đi vắng lão vờ sang chơi rồi tỉ tê với mấy thằng con của ổng
- Thằng bố chúng bay có vẻ mê bà Lâm nhỉ. lão không ngờ mấy thằng con lại rất đồng tình với bố chúng
- Thế thì tốt quá ạ! Con hầu cha không bằng bà hầu ông ,bố cháu mà có được bà Lâm anh em cháu ủng hộ ngay
- Thế bay không sợ mất nhà à?
- Mất sao được ,bà Lâm là người tử tế ,được thế thì bố cháu sướng
-Rồi chúng mày sáng mát ra... nói rồi lão vùng vằng ra về
Hôm khác lão lại vào nhà bà Lâm
- Mẹ chúng mày chạy theo lão Tất làm gì ,nhà cửa con cái đề huề thế này, rõ là sướng không biết đường sướng... .Thằng con lớn của bà Lâm hóm hỉnh
- Các cụ lo cho con cháu nhiều rồi bi giờ tìm thêm chút hạnh phúc cũng tốt chớ sao...
- Chắc gì đã hạnh phúc...
- Chú Tất là bộ đội về hưu non, là người đứng đắn, mẹ cháu là vợ liệt sĩ cặp với nhau hợp quá đi chứ ,với lại đàn ông góa vợ hiếm lắm,quý như đá thiên thạch ấy, mẹ cháu được quả thiên thạch rớt trúng chúng cháu cũng mừng cho bà...
- Mừng con khỉ... họ lấy nhau rồi về ở đâu...
- Nhà cháu, nhà bác Tất đều rất rộng...
- Mẹ chúng mày mà lấy chồng là bị cắt tiêu chuẩn vợ liệt sĩ...
- Có đáng bao nhiêu đâu ạ, bằng bát phở ngoài phố thôi... .Lão hàng xóm bỏ về vừa đi vừa nghĩ,bọn trẻ bây giờ đến lạ, thật chẳng hiểu nổi chúng nữa... lão về di mua bao thuốc vừa hút vừa nghĩ mưu.
Bà Lâm dọn ra ngủ trong gian nhà định làm dể bán hàng, sát mé đường, bà bảo để đi ra đi vào nó tiện không ảnh hưởng đến con cháu ,nhưng lão hàng xóm trước nhà đoán ngay đây là ý định của bà ra đây để tiện gặp lão Tất ,lão âm thầm theo rõi và chuẩn bị, một hôm tối khuya lão Tất mò ra, như đã hẹn trước bà lâm đã để hé cánh cửa kéo bằng sắt .Lão Tất đang rón rén đi đến ,bỗng “bịch” một hòn gạch củ đậu không biết từ đâu ném xuống ,lão ngơ ngác nhìn xung quanh “choang” hòn tiếp theo ném trúng cánh cửa sắt nhà bà Lâm ,cả đàn chó của bà con xung quanh tru lên ầm ĩ y như có trộm,lão Tất lẳng lặng bỏ của chạy lấy người.
Qua cánh cửa để ngỏ nằm trong nhà bà Lâm nhìn thấy hết ,ngay từ khi thấy cái bóng lão Tất từ xa rón rén đi tới tim bà đã rộn lên ,một sự chờ đợi đến nghẹt thở ,cú ném bất ngờ làm bà thảng thốt, theo linh cảm của người đàn bà, bà nhìn ngay lên sân thượng nhà lão hàng xóm trước nhà,có bóng người đen đen đứng thủ thế nổi lên trên nền trời bàng bạc “cái lão khùng này sao lại làm thế nhỉ” cú ném thứ hai làm bà đứt luồng suy nghĩ ,bà thẫn thờ nhìn theo bóng ông Tất mờ dần trong tiếng chó sủa ran ran, lòng thầm trách “anh chàng này hôm nọ còn khoe với mình là hồi ở bộ đội đánh giặc công đồn giỏi lắm, đạn bắn như mưa vẫn xông lên ào ào ,thế mà bây giờ mới có hai hòn củ đậu đã rút lui...”.
Sáng sớm hôm sau lão hàng xóm chạy sang đon đả
- Hình như hôm qua bên này có kẻ trộm nó rình? Chó của làng sủa dữ quá! ,bà Lâm lẳng lặng quay đi không nói gì
Chiều hôm ấy ông Tất không đi tập cũng chẳng có mấy lão nhí nhố đi theo nữa ,bà Lâm đi bộ một mình con đường mòn hiu hắt vắng, gợi cho bà chút kỷ niệm buồn bã êm đềm ,gió chiều lồng lộng thổi làm cay cả mắt, hình như có chút lệ ứa ra...

Y – C

HOA TULIP at 08/20/2012 12:56 pm comment
LÃO YÊN CHI giống LÃO TẤT hay giống LÃO HÀNG XÓM [img]4[/img]
LeHa at 08/16/2012 08:43 pm comment
Anh Yên Chi, đọc câu chuyện anh viết càng thấm thía nỗi buồn tuổi xế chiều. các con của ông Tất và bà lâm đều là những đứa con có học hiếu biết và rất tâm lí. Chỉ tiếc bà Lấm biết ai phá mình nhưng vẫn không mạnh mẽ để giữ gìn hạnh phúc chớm nở của mình. Vì lẽ gì để hai con người cô đơn ấy lại thui thủi mỗi chiều?
Yên chi at 08/19/2012 10:43 pm reply
Cách suy nghĩ ích kỷ cổ hủ còn rất nặng trong đầu những người cao tuổi Cám ơn bạn ghé thăm ,chúc bạn buổi tối nhiều niềm vui nha
Koroleva Linhchi at 07/22/2012 06:57 am comment 
Ngôn tại, ý ngoại, hay quá bạn ạ
Koroleva Linhchi at 07/24/2012 05:21 pm reply 
Oi! anh khen lam roi, LC post cac bai cua Le Van, ba cua LC len thoi, thi thoang LC co mot hai baif ngan, nhung ba sua truoc do anh a. Chuc anh van su nhu y
Yên chi at 07/23/2012 10:08 am reply 
Cám ơn Koroleva Linhchi ghé thăm ,banh viết blog hay lắm chúc bạn ngày mới nhiều niềm vui nha
HẠT CÁT at 07/21/2012 10:20 pm comment
lanhfBlog của mình bị yahoo đóng cửa bất tử ... Điên không chịu được... Rồi buồn quá, lại viết lung tung...Mình chả là gì nên cũng kệ nó, YC về rồi là vui
Yên chi at 07/23/2012 10:06 am reply
Chắc CÁT dùng yahoo làm trang chủ nên hay bị thế đổi sang Google ổn định hơn .Chúc CÁT ngày mới nhiều niềm vui nha
Cựu Chiến Binh at 07/21/2012 03:21 pm comment
Lão hàng xóm giống thằng Tàu cạnh nước mình bác nhỉ? chúc bác khỏe viết nhiều nhé
Yên chi at 07/23/2012 10:01 am reply
Lão hàng xóm giữ bà hàng xóm làm của để giành ,còn thằng Tàu lơ mơ nó sơi tái mình ngay không cần để giành đâu he he . Chúc Cựu Chiến Binh ngày mới vui vẻ nha

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét