LÃO CẠY MẢ
Hồi ấy công việc yêu cầu ngày nào cũng phải ngược lên mạn trên, đường thì xa vắng hoe vắng hoắt,quán xá không có tôi thường hay tạt vào một nghĩa trang ven đường chống xe nghỉ lấy sức. Nghĩa trang vùng quê chẳng có ai trông nom .được mỗi cái hàng cây trước cổng là tốt um, bóng mát rất dầy nghỉ trưa mát lịm ,vài lần
quen đâm nghiện đi qua đấy mà không tạt vào là không chịu được.Tôi quen lão ở đấy, cũng là do tình cờ thôi, tôi hay vào đấy nghỉ ,còn lão hay vào xăm soi cái gì đó ,lúc đầu cũng bơ nhau ai có việc người ấy ,để ý nhau làm gì, dần dần thấy lão cũng chẳng có gì đáng ngại ,có lẽ lão ta cũng thấy vậy, thế là nhìn nhau mấy cái rồi bắt quen, lão là dân vùng này ,cái thôn lão ở cách nghĩa trang khoảng nửa cây số, lão bảo ở nhà quê thế là gần,lão chuyên thầu việc bốc mộ thuê ở mấy nghĩa trang quanh đây và cũng kiêm luôn cả việc xây sửa mộ, dưới tay lão còn vài ba nhóm đệ tử cùng hành nghề .Ấy không nói thì thôi chuyện một lúc mới thấy cha này có kiểu nói rất dễ nghe và có sức cuốn hút kỳ lạ ,khác hẳn với vẻ ngoài của hắn .Tôi cũng trổ hết tài bốc phét ra đáp lại ,một lúc lão cười hề hề gật đầu ,anh nói chuyện nghe cũng được đấy, khi nào đi qua tạt vào đây nói chuyện cho vui, tớ có khối truyện,nguyên trong cái nghĩa trang này thôi cũng có cả đống, tôi cũng cười khì nhận lời .Từ đấy lần nào đi qua tôi cũng vào kể cả có những ngày đông lạnh cóng chẳng nắng tẹo nào tôi cũng tạt vào với lão một lúc.
quen đâm nghiện đi qua đấy mà không tạt vào là không chịu được.Tôi quen lão ở đấy, cũng là do tình cờ thôi, tôi hay vào đấy nghỉ ,còn lão hay vào xăm soi cái gì đó ,lúc đầu cũng bơ nhau ai có việc người ấy ,để ý nhau làm gì, dần dần thấy lão cũng chẳng có gì đáng ngại ,có lẽ lão ta cũng thấy vậy, thế là nhìn nhau mấy cái rồi bắt quen, lão là dân vùng này ,cái thôn lão ở cách nghĩa trang khoảng nửa cây số, lão bảo ở nhà quê thế là gần,lão chuyên thầu việc bốc mộ thuê ở mấy nghĩa trang quanh đây và cũng kiêm luôn cả việc xây sửa mộ, dưới tay lão còn vài ba nhóm đệ tử cùng hành nghề .Ấy không nói thì thôi chuyện một lúc mới thấy cha này có kiểu nói rất dễ nghe và có sức cuốn hút kỳ lạ ,khác hẳn với vẻ ngoài của hắn .Tôi cũng trổ hết tài bốc phét ra đáp lại ,một lúc lão cười hề hề gật đầu ,anh nói chuyện nghe cũng được đấy, khi nào đi qua tạt vào đây nói chuyện cho vui, tớ có khối truyện,nguyên trong cái nghĩa trang này thôi cũng có cả đống, tôi cũng cười khì nhận lời .Từ đấy lần nào đi qua tôi cũng vào kể cả có những ngày đông lạnh cóng chẳng nắng tẹo nào tôi cũng tạt vào với lão một lúc.
Qua chuyện trò mới biết tuổi tác lão cũng chẳng hơn tôi là mấy, đúng ra thì lão cũng hơn tôi hai tuổi nhưng đã trót goi là lão thì cứ goi là lão luôn thể ,lão khoe ngày xưa lão học giỏi lắm , ở vùng này ít đứa nào sánh kịp ,trong trường lão liên tục được học sinh giỏi, cũng từng làm cán bộ nọ cán bộ kia trong đoàn thanh niên nhà trường ,lão cười hề hề cái thời ấy mình học giỏi nhưng ngu, tôi chữa lại không phải ngu mà là hồn nhiên lão thở dài cười, nói thế cũng được.
Lão tên là Kiên người xóm Hạ đây, hồi cải cách ruộng đất ông nội lão bị quy là địa chủ ,giầu có quái gì đâu ,chẳng qua họ thấy mấy đời nhà này làm ông đồ nho sống có vẻ phong lưu nhàn nhã họ cứ tố lên thế là thành địa chủ. Trong truyện này có lẽ bố đẻ lão là người đau nhất .Là con trai một của cụ đồ được học hành tử tế ,có việc làm trên phố vợ đẹp con khôn .Cách mạng xẩy ra lại là người hăng hái tham gia nhất vùng, hết phá kho thóc lại cướp chính quyền sau đận ấy ông thành người của cách mạng với vốn văn hóa kha khá ông được phân làm việc ở ngành văn hóa tỉnh suốt thời chống pháp ông để vợ ở quê, lặn lội đi đêm về hôm gây dựng hết phong trào này đến phong trào kia ,xóa nạn mù chữ, bình dân học vụ ,đời sống mới ,khoa giáo tuyên truyền đủ cả .
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi chưa kịp mừng thì cải cách ruộng đất,cụ đồ bị quy là địa chủ .Nói toẹt ra thời ấy cụ đồ chỉ có cái tiếng chứ có cái chó gì ,ai người ta còn học chữ nho,đói dài mồm ra, mẹ lão tức là con dâu cụ đồ, ở với bố mẹ chồng, vốn là dân thị trấn không biết làm ruộng, nhà có mấy sào ruộng phải thuê người ta cày cấy ,thế là bị tố ra là bóc lột bà con bần cố nông .Cụ đồ uất quá đột quỵ chết ,người ta bảo địa chủ ngoan cố tự tử để trốn tội phải bắt thằng con chịu thay,thế là từ cơ quan, bố lão bị triệu về, vừa đến làng người ta trói nghiến lại ngay, đưa ra đấu tố cả tháng trời sau đó bị tòa án nhân dân đặc biệt tỉnh tuyên 15 năm tù ,ấy là đã chiếu cố thành tích tham gia kháng chiến đấy .Hồi ấy nhất đội nhì trời cơ quan bạn bè chẳng ai giám can thiệp giúp đỡ .
Đi tù được hơn 1 năm thì sửa sai, bố hắn được tha ,về cơ quan cũ họ không nhận, về làng bơ vơ, nhà cửa ruộng vườn đã bị tịch thu ,chia hết cho bà con bần cố nông rồi, bố lão phải nhặt nhạnh cây que dựng tạm ngôi nhà tranh một gian hai trái để mấy mẹ con lão ra khỏi cái bếp cũ của ông nội lão, giờ đã là của người ta, ngôi nhà làm trên đám đất hoang đầu làng chó ỉa, cách xa hẳn khu dân cư .Hàng ngày bố lão phải đi ra sông cái, cách nhà khoảng năm sáu cây số múc cát dưới sông bán lấy tiền nuôi cả nhà ,mẹ và chị lão phá đất hoang quanh nhà trồng ít rau dưa kiếm thêm ít tiền đắp đổi qua ngày.
Có người bạn trước cùng hoạt động lúc ấy là cán bộ vật tư trong tỉnh thấy vậy đứng ra mua cát cho bố lão để về xây nhà cho cơ quan ,làm ăn thuận lợi có tiền bố lão mua một chiếc xe trâu chở cát cho đỡ vất vả ,thỉnh thoảng ông đánh xe về nhà ,con trâu lia sừng cánh cung to lừng lững ,đóng móng sáng choang kéo cái xe lừ lừ vào làng mấy con trâu ri của người làng chạy ra gây sự bị nó sì cho một phát chạy bán sống bán chết ,mấy bác nông dân tức lắm chửi đổng "Mẹ cha thằng địa chủ ngóc đầu dậy"
Vốn tốt bụng bố lão còn rủ mấy người thất cơ lỡ vận như mình ra cùng làm .công việc tiến triển tốt từ một chiếc xe trâu phát triển thành năm chiếc, là những người cùng cảnh ngộ ,giúp nhau cùng làm ăn nên rất tận tụy ,hết lòng với công việc hiệu quả rất cao ,trong khi làng xã phát triển hết tổ đổi công rồi lên hợp tác xã ,quanh đi quẩn lại vẫn con trâu đi trước cái cày đi sau năng xuất không cao mà con người lại sinh ra lười nhác.
Mấy mẹ con lão chịu khó ra sức cuốc vườn trông rau, khu vườn ngày một rộng ra ,tiền bán rau cũng đủ tiền mua gạo ăn cho cả nhà .Lão lại đi học, sau mấy năm nghỉ vì bị đấu tố lão lại cắp sách sang làng bên học, cũng chẳng chăm chỉ nhưng nhờ sáng dạ nên lão học giỏi học kỳ nào cũng có giấy khen ,mẹ lão thích lắm nhưng bố lão thì cười khẩy "Ừ thì học cho nó sáng mắt ra thôi chứ chẳng nên cơm cháo gì đâu ,khối đứa chữ nghĩa đầy đầu còn đang đi hót cứt kia kìa" lời nói cay độc của người cha chẳng tác động chút nào tới đầu óc ngây thơ của lão ,mà lão ngây thơ thật, với lão trường học lúc này như một sân khấu đẹp nơi lão thể hiện được bản lĩnh, nơi lão được bạn bè ngưỡng mộ ,thầy cô yêu mến ,khác hẳn khi ở nhà ,những người lớn cùng xóm nhìn lão với cái nhìn hả hê khi thấy "lũ quen ăn trắng mặc trơn" nay bị thất thế ,mấy đứa cùng trang lứa bỏ học ở nhà gọi lão với cái tên sếch mé "con thằng xe trâu" điều đó càng kích thích lão trở thành đứa con ngoan ,đứa trò giỏi, lão lăn vào làm thật tốt những gì nhà trường và thầy cô yêu cầu và đương nhiên lão thành nòng cốt ,ba năm cấp hai lão đều làm liên đội trưởng thiếu nhi ,lên cấp balão phải lên thị trấn tá túc trong nhà cậu em ruột của mẹ để học .Thấy lão giỏi giang chăm chỉ, người ta cũng cho vào sinh hoạt đoàn thanh niên ,mấy năm đều trong ban chấp hành đoàn trường .
Trong khi lão thỏa trí trên ghế nhà trường thì bố mẹ lão chạy vạy bươn bả với cuộc sống, nhà lão là hộ cá thể nên không có chút tem phiếu nào, không có ruộng nên cũng không có gạo ,tất cả đều trông vào thị trường tự do, hồi đó gọi là chợ đen ,mà ngày đó người ta quản lý chặt lắm tất cả hàng hóa đều do nhà nước độc quyền mua bán ,xã nào cũng có vài ông quản lý thị trường ,phiên chợ làng là ra đứng xăm soi ,vạch từng cái thúng ,rổ rau ra nhòm ngó ,kiểm tra, thịt lợn phải có giấy phép mới được bán ,gạo bán không được quá năm Kg ,quá là bị tịch thu, mua được cân gạo ,lạng thịt khó như buôn hàng lậu ,bố lão vừa chở cát vừa làm thêm tất cả mọi việc để có tiền chu cấp đủ cho gia đình ,trong đó có nghề bốc mộ thuê .
Sự việc có lẽ bắt đầu từ việc bốc mộ ông nội lão .Hồi ấy người ta đang chống mê tín dị đoan ,xây dựng nếp sống mới việc bốc mộ bị bài bác là mất vệ sinh ,nhưng vì tập quán đa số cũng vẫn phải làm dù cho chỉ qua loa ,chiếu lệ .Hôm bốc mộ ông nội lão ,người ta thấy bố lão dám lội xuống ,đứng hẳn vào trong quan tài,mò từng đoạn xương người cha người khác nhìn thấy đã ghê, thế mà bố lão mặt tỉnh như không, cần mẫn, rửa ráy tỉ mỉ rồi xếp đày cái tiểu đại ,người ta khen ông chịu khó .Rồi mấy người đàn bà góa bốc mộ chồng thuê ông làm ,ông làm rất cẩn thận ,người ta truyền tai nhau khắp làng rồi nhà ai làm việc này cũng đến thuê ông .Công việc không phải ai cũng làm được nên công xá khá hậu hĩnh ,cũng nhờ vậy mà đời sống gia đình lão cũng không đến nỗi nào .
Lúc này bà chị gái cũng đã được một người bạn của bố lão xin cho vào làm công nhân tạp vụ ,quét dọn trong một xí nghiệp nhà nước,tuy làm việc vất vả nhưng có vóc dáng con nhà nòi giống mẹ trắng trẻo xinh gái cũng được một anh kỹ sư con một nhà tư sản xin lấy làm vợ bố mẹ hắn đồng ý ngay, làng xóm xì sào "Thế cũng là môn đăng hộ đối, con cháu nhà địa chủ ,lấy con cháu nhà tư sản là phải rồi" Lão còn một thằng em trai, mãi hồi ta đánh Điện Biên Phủ bà cụ mới sinh, kém lão ngót chục tuổi ,hai anh em ở nhà được ăn học đàng hoàng ,riêng lão tuổi cũng đã lớn nên thỉnh thoảng cũng ra giúp bố ,nhất là trong việc bốc mộ thuê ,vốn sáng ý lão nắm được ngay bí quyết của ông già ,khi xếp xương vào tiểu sành ,nhất là những cái tiểu lớn người ta gọi là tiểu đại chỉ cần xếp chéo nhau đi một chút tao nhiều khoảng trống là nó đầy lên rất nhiều ,nhà nào cũng thích xương cha ông mình đầy đặn, thấy thế họ rất vui .Lão còn để ý thấy bố lão rất chịu khó gi chép, mỗi lần bốc một ngôi mộ cho ai xong về nhà ông đều ghi cẩn thận vào một quyển vở nào đấy, rất cần cù đầy đủ, lão tò mò cũng vài lần liếc trộm ,thấy cũng chả có gì hay, đại để cũng ghi tên người dưới mộ ,tên người thuê ,con cháu nhà nào tuổi gì tiền công là bao nhiêu ,rồi lão cũng chẳng thèm quan tâm ,nhất là sau lần bị ông bắt gặp, ông bảo "Ừ chịu khó xem mà học việc, sau này bố giao cho, làm mà kiếm miếng cơm ăn" Lão cay cú lắm nghĩ thầm trong bụng "Làm sao con lại bất hạnh giống bố già được" nhưng sự đời ai mà biết .
Lão tốt nghiệp cấp 3 loại giỏi cùng đám bạn thi vào đại học, làm bài thi rất tốt về nhà chờ mỏi mắt cũng không thấy giấy gọi đi đại học .Lớn rồi không lẽ cứ ngồi ăn bám lão đành vật vờ đi làm với bố ,khi thì đánh xe trâu,lúc thì đi bốc mộ thuê ,bố nó cũng nhờ mấy người bạn xin cho lão vào làm trong một xí nghiêp ,nhưng khi xuống chính quyền xin sác nhận hồ sơ họ trả lời "Anh không đủ tiêu chuẩn đi làm công nhân nhà nước, chỗ công việc ấy để cho người có thành phần tốt hơn anh" lão nhiễm cái thói khinh đời của bố lão từ đấy ,mặt lúc nào cũng lạnh lùng ,khinh khỉnh, không bao giờ tham gia một công việc gì có tính cộng đồng .Rồi chiến tranh xẩy ra, thanh niên trai tráng đua nhau đi bộ đội ,lão cũng xin đi nhưng người ta không cho ,có đợt tuyển thanh niên xung phong người ta mới cho lão đi ,ngày tiễn, ông bố vỗ vai "Thôi ,đi cho biết đó biết đây,cũng là dịp để con trai mở to mắt ra mà nhìn đời xem nó như thế nào" Lão ra đi với tấm lòng nguội lạnh, sau 3 năm bị sốt rét quật tơi tả, lão được về với một đống giấy khen, giấy chứng nhận thành tích, có những cái là thành tích thật, cũng có những cái chỉ là hình thức động viên ,lão nghiệm ra rằng có những lúc chỉ cần sống được trong một môi trường nào đó, làm việc chỉ ở mức độ bình thường, cũng đã là một thành tích đáng nể ,khối kẻ đạo mạo ăn nói rồng bay phượng múa vào đó chỉ mắt trước mắt sau là chuồn ,nhưng khi về lại rất hay lôi cái mác ấy ra lòe thiên hạ ,lão thì không ,lão nói toẹt ra lão không thèm, về nhà mấy anh bên chính quyền sau khi làm thủ tục nhập lại hộ khẩu cũng bảo bây giờ lão đã đủ tiêu chuẩn để đi làm công nhân .nhưng lão lờ đi,lão chọn theo con đường của bố lão, đi làm nghề tự do hai bố con vừa đánh xe trâu vừa bốc mộ thuê ,lão còn thêm nghề thổi kèn đám ma ,số là hồi trong thanh niên xung phong, đơn vị có một anh người Hà Tây, trước ở nhà cũng là dân phường bát âm ,đi thanh niên xung phong, bạn phường tặng một cái nhị với một cái kèn bầu, vào trường sơn, những lúc rỗi rãi hay lấy nhị ra kéo chơi, lão thích đến xin học thế là anh ấy dạy cho cả kèn lẫn nhị ,các bài nhạc hiếu ,nhạc lễ, nhờ sáng dạ lão học nhanh lắm sau này mỗi khi đơn vị có người hy sinh,hai anh em lại mang kèn nhị ra hành lễ nghe chẳng khác gì đám ma ở quê nhà ,được một thời gian người bạn hy sinh lão thừa hưởng cả hai món đồ nghề mang về ,Mấy cụ trong phường nhạc hiếu của làng đều già yếu, thiếu chân thổi kèn thế là họ cho lão vào ,nhiều đám bố bốc mộ ,con thổi kèn rất xôm trò ,những lúc vui bố lão vẫn khen "Con hơn cha là nhà có phúc".
Nhờ chịu khó làm ăn ,nhất là tài biết thu vén tằn tiện của mẹ lão ,bố lão mua được gạch làm nhà ,đây là sự kiện hiếm hoi ở nông thôn thời bấy giờ ,cũng là do ông cụ thường xuyên chở vật liệu cho người ta, lâu ngày thành chỗ thân tình người ta nể để cho ít gạch cũng chỉ là gạch loại 2 thôi có nơi nó gọi là gạch B ,ngôi nhà xây lên bị coi như là sự thách thức với phong trào làm ăn tập thể ,thế là họ quyết tâm tập thể hóa đoàn xe trâu, vận động tư tưởng ,kết hợp chút lợi ích vật chất như được cấp sổ mua gạo, được tem phiếu thực phẩm ,thế là cái đoàn xe ấy đổi tên thành Hợp Tác Xã vận tải, Bố lão được mọi người trong đội bầu làm chủ nhiệm, được đâu hơn một tháng ,có lãnh đạo ở trên về bảo bố lão không đủ tiêu chuẩn làm chủ nhiêm vì không phải đảng viên, cũng không thuộc thành phần cốt cán .Họ cử một bác bần cố nông ra làm chủ nhiệm thay ,Tất nhiên ông cụ phản đối ,cái cơ sở do ông đổ mồ hôi nước mắt gây dựng từ lúc trứng nước bỗng dưng rơi vào tay người khác qua dễ dàng khiến ông mất hết bình tĩnh ông bán trâu, bán xe về nhà ,được một thời gian người ta đến vận động ông đi khu kinh tế mới. Tức mình ông lên mạn bắc giang là nơi trước kia ông từng công tác, mua lại một cái ấp nhỏ của một gia đình người thái bình cũng mới lên đây làm kinh tế, rồi xin cái giấy chứng nhận đã lên khu kinh tế mang về làng ,thế là yên, từ đấy ông đi đi, về về giữa hai nơi ,ông phát hiện ra một số hàng ở đó khá rẻ nhất là gạo và một số loại thực phẩm, thế là mỗi lần về ông đèo cho bà một thứ ,lần thì yến gạo,lần thì chục ca lạc nhân, lần thì dăm cân tôm khô lần thì mấy con gà ,bà mang ra chợ bán người ta có hỏi bà bảo "Đây là hàng tự sản ,tự tiêu do bố các cháu ở khu kinh tế mới làm ra, ăn không hết gửi về bán bớt để lấy tiền tiêu",thấy con em những người đi làm kinh tế mới được ưu tiên trong việc học hành ông xin luôn cho thằng con út lúc này đang học cấp ba ngoài thị trấn chuyển hộ khẩu lên cùng ông .Lão lúc này mới từ thanh niên xung phong về nên chẳng ai hỏi gì ,công việc ở nhà thất thường ,nên tuần cũng một đôi lần lên chỗ ông cụ chở đỡ ít hàng về nhà, mẹ lão bán không hết ,chuyển ra cho chị gái lão mang vào xí nghiệp tiêu thụ đỡ .Không ngờ mấy anh chị cán bộ công nhân tem phiếu đầy túi mà vẫn thích mua hàng ngoài,nhất là món tép khô với lạc nhân ,đưa bao nhiêu vào cũng hết , lão bèn làm lớn, đèo từ 30 kg đến 50 kg một chuyến hàng ,hồi ấy phải gan trời mới dám làm vậy, thế mà vẫn trót lọt ,cũng là nhờ kinh nghiệm của ông cụ phổ biến cho, cụ bảo thời còn hoạt động, cụ vẫn vân thường xuyên phải luồn vào hậu địch ,tuyên truyền, xây dựng phong trào ,đồn bốt ,bảo an lính dõng đầy ra, nhưng không mấy khi bị bắt vì nắm được tâm lý của mấy kẻ tay sai, một là vì tiền hai là vì tiếng ,tiền đây là tiền cướp được của người ta và tiền thưởng ,tiếng đây là tiếng về năng lực ,và sự mẫn cán với cấp trên ,và cũng một phần tiếng oai với người dân quanh vùng ,thiếu hai cái này là chúng lười không làm ,mấy tay quản lý thị trường đại để cũng vậy thôi ,thế là lão thống kê một loạt các chợ dọc đường đi và những ngày họp chợ trong tháng ,mấy tay quản lý thị trường thường chỉ quây quanh cái chợ đang có phiên ,có dở hơi mà ra đứng chỗ đồng không mông quạnh để mà hứng nắng ,hứng rét,thỉnh thoảng lão cũng chở một tải khoai lang, hoặc sắn mì qua đúng chỗ các anh đang chặn, các anh kiểm tra cũng chỉ thấy toàn khoai với sắn ,đây không phải hàng cấm ,nhưng các anh thích thu thì cũng biếu các anh luôn .thế là lần sau có thấy bóng lão chở hàng gì không biết nhưng các anh cũng bảo, chỉ là tải khoai ,tải sắn thôi mà, đuổi theo làm chi cho mệt.
Thằng em đỗ đại học ,đây là điểm lão phục ông già nhất ,với cái hộ khẩu đi xây dựng kinh tế mới em lão không gặp khó khăn gì ,cầm cái giấy gọi đi học đại học của thằng em, lão trào nước mắt ,ước nguyện của lão, thằng em đã thực hiện được, nó vào học trường đại học xây dựng, dẫu không được văn hoa cho lắm nhưng nhà cụ đồ thế là không tuyệt đường học hành .Thằng em đi học, bố lão về nhà, để lão lên trông nom trại ấp, vì lão đã nhiều tuổi mà chưa có vợ ông bảo "Lên đấy làm ăn còn có cơ may lấy được con vợ, chứ ở nhà chỉ đi bốc mộ thuê với thổi kèn đám ma thì ai người ta lấy" Lão đi vài hôm lại về ,bố bảo đi ,lão lại đi ,lên đấy chẳng có việc gì làm ,có mấy sào ruộng bố lão đã cho đơn vị bộ đội mới đến đóng quân mượn tăng gia chỉ còn cái nhà với ba sào vườn làm nơi ở để đi mua hàng, vườn trồng toàn tre với mít không cần chăm sóc nhiều ,đi ra đi vào mãi chán, lão mở cái hòm sắt của ông cụ ra xem .Một hòm toàn những cuốn vở có những cuốn vở học trò được mua về ,có những cuốn đóng lấy bằng những tờ lót trong bao si măng tháo ra, chúng cũng được xén rất cẩn thận, những hàng chữ nghiêng đều tăm tắp ,hầu hết chỉ ghi về công việc kinh doanh ,làm ăn kể từ ngày ông bắt đầu bán cát,số lượng cát bán từng ngày số tiền thu được hàng ngày, với việc bốc mộ cũng thấy ghi rõ mộ của nhà ai, nghĩa trang nào giờ khai huyệt ,giờ hạ huyệt hướng mộ chu toàn lắm ,rồi đến những quyển vở ghi công việc ở khu trai ấp bố lão gọi là sổ ghi kinh tế mới,mua bao nhiêu hàng ,bán ra bao nhiêu hàng lãi được bao nhiêu số tiền nợ người ,số tiền người nợ rồi tiền quà cáp ,biếu xén ,nói chung những truyện bình thường được ông ghi rất tỷ mỷ ,rồi lão thấy một quyển dầy hơn bình thường có lẽ được đóng lại từ 5 quyển vở học trò ông ghi lại tất cả những lời đấu tố của người ta đối với gia đình ông, đại để như
-- Lão Hai sứttố cụ đồ tội theo giặc. khi Tây càn lên,trong khi cụ đồ vận động hướng dẫn bà con tản cư sang làng bên tránh giặc ,hắn không đi ở lại bị tây bắt lạy như tế sao còn chỉ ra hai cái hầm của du kích may các anh đã rút hết còn hầm không, tên quan ba tức giận đấm cho một phát gãy hai cái răng - hắn tố để được đội cho làm cốt cán để được chia nhiều hoa lợi của "Bọn địa chủ" . bên dưới thấy thấy ông gạch đầu dòng ghi thêm mấy hàng - Thằng này chết vì trúng gió chôn ở bãi tha ma Làng Hạ ,ta đã vặt thêm ba cái răng vứt đi nhét cho hắn viên sỏi vào họng cho con cháu nó chừa thói điêu toa
-- Lão cả Dón ngu tối không biết đường làm ăn đang chờ chết đói cả nhà, được hô hào đi phá kho thóc của nhật lấy được mấy yến gạo về cứu đói cho cả nhà thế mà lại tố con cụ đồ rủ đi cướp bóc của bà con nông dân . Rồi ông cũng ghi thêm - thằng này bán thân bất toại chết chôn ở bãi tha ma làng Mai ,ta đã nhét hai viên sỏi vào mắt nó cho một nắm đinh vào hài cốt nó cho cả họ nó phải khổ sở về tội vu oan giá họa.
-- Ả Lành tố, con cụ đồ ve vãn nó không được nên hồi năm 1945 đã không cấp gạo cứu tế để bố mẹ ả bị chết đói ,thực ra nhà cụ Lành khá giả làm gì có ai chết đói, cuối năm đó có dịch bệnh ,cả hai cụ bị chết vì dịch bệnh ,ở dưới cũng ghi thêm - ta đã móc xương háng nó lên bẻ cho gãy ,cho vào hài cốt nó một nắm phân gà trộn ớt bột cho kiếp sau nó khỏi ngứa nghề nói láo
Còn tên nhiều người trong ấy lắm, kín năm quyển vở học trò, toàn những lầm lỗi ,những hình phạt, đọc hết lão bỗng thấy bàng hoàng không biết đâu là đúng ,đâu là sai ,lão nhớ có lần mẹ hắn đã góp ý điều gì đó ,bố lão đã vặc lại "Bị đánh đau thế mà còn vãy đuôi họa chỉ có là con chó" suy nghĩ hết một đêm lão thấy thương ông già, nhưng có một điều gì đó chưa ổn, một cái gì đó chưa hoàn thiện, bới cái sự gian manh hãm hại người lành là việc thường ở đời, chẳng cứ thứ dân mà cả những công thần cái thế ta vẫn thấy đầy trong sử sách, nếu lấy sự sủng ái hay thất sủng mà người ta ban cho để đánh giá đời mình, đó là sự phụ thuộc vào người khác một cách hèn hạ ,làm cho người ta bị luẩn quẩn trong vòng kiềm tỏa của những suy nghĩ sai lầm, tạo nên những cay đắng thất vọng , những thù hận không đáng có, người khôn ngoan không để điều đó vẩn đục đầu óc ,làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của mình ,ở lão một người sớm gặp thất bại, đời đã dạy lão suy nghĩ có phần sâu hơn ông già. Sáng ra lão vác cái hòm của ông ra bờ tre đốt,lửa khói nghi ngút đến chiều tối mới hết .Hôm sau lão về bố lão lại lên thay ,được mấy hôm ông cũng về ,không thấy đả động gì về những quyển vở bị đốt .
Ông trời rất hay làm ra những truyện không ngờ, không biết vì mê tiếng nhị hay vì thích cái bản mặt lạnh băng nhưng nói truyện lại rất duyên của lão mà cô con gái út của cái ông nguyên là chủ tịch xã trước đây, lại đổ ra mê lão .Cũng chỉ là sự tình cờ ,trong lần mang hàng ra chợ cho bà mẹ bán, cái bao hàng nặng quá, đường đông không đi được xe lão phải dắt bộ nó cứ đổ lên đổ xuống, thấy con bé đi cùng chiều đường nhờ nó giữ hộ, chuyện đi chuyện lại thế là thành quen con bé cứ khen"thanh niên lắm tài lại chịu khó làm ăn như anh bây giờ hiếm lắm đấy nhá" vốn không ưa sự khen ngợi lão kháy lại "Thế có dám làm vợ anh không" con bé cũng ghê đáp lại "Làm vợ anh thì em ưng ngay, anh mang trầu cau đến hỏi đi" Lão cười xòa ,tự nhiên thấy mến con bé thế rồi thân nhau, sau vài lần hò hẹn đã mê nhau như điếu đổ, cô bé tên là Oanh chưa yêu thì không biết , lúc yêu rồi mới biết cô bé là con gái rượu của cựu chủ tịch xã, lại quá trẻ kém lão những một con giáp,nhưng tình yêu ai kể gì ,vốn tính ngang tàng và khôn ngoan lão lao vào đến núi cũng phải đổ ,làng xóm rộ lên như hồi nghe tin Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo người ta bàn tán rần rần người ủng hộ thì ít người phá phách phản đối thì nhiều ,người phản đối quyết liệt nhất lại là mẹ lão vì cái ông cựu chủ tịch xã này chẳng phải ai xa lạ chính là cái ông cốt cán ngày xưa, được người ta chia cho cái nhà của cụ đồ ,tức là nhà của ông nội hắn, bố hắn không phản đối ,ông bảo nhà đất đằng nào cũng mất rồi, bây giờ lại mất đứa con dâu nữa thì càng thiệt ,mừng là phía nhà cô gái không ai phản đối khi lão đến đặt vấn đề cầu hôn cha nàng còn thể hiện rất phấn khởi, ông bảo "Cho em nó làm bạn với một người thông minh giỏi giang như anh tôi rất vui" lúc ấy lão chưa hiểu hết ý ông ,Đám cưới đơn giản ,mẹ lão đành phải làm cái việc là về chính cái nhà của mình xin dâu cho con trai ,việc này về sau cũng giúp bà giải tỏa ,nhất là khi có ai khen khu vườn nhà bà đẹp ,ngôi nhà bà xây khang trang bà lại nói " nhà cụ đồ hồi xưa mình ở đấy thấy to bây giờ về thăm lại thấy nó bé quá ,chỉ bằng góc khu vườn nhà này".Lão lấy vợ đầu năm cuối năm thằng em trai nhập ngũ theo lệnh tổng động viên .Hôm liên hoan tiễn, ông bố vợ cũng sang dự ông nói với em lão "Làng này chỉ có nhà chú là có hai anh em cùng thi đậu vào đại học, anh chú không được học ,chú cố hoàn thành nhiệm vụ rồi về mà học thay anh cho tốt" Lão còn chưa hiểu gì thì ông giải thích chính mắt ông đã trông thấy cái giấy bên trường tổng hợp gọi hắn đi học đại học, nhưng các anh trên huyện giữ lại, thoáng một chút nuối tiếc nhưng lão trấn tĩnh được ngay "Thôi cái gì đã qua thì cho nó qua" vợ chồng lão sinh con đầu lòng ,thì chiến tranh kết thúc, chú em trai về tiếp tục học xong đại học, rồi ở lại làm việc ngay trên Hà Nội .
Sau ngày giải phóng kinh tế khó khăn lắm vợ chồng lão lên tá túc trên trại ấp của ông cụ vừa buôn bán vừa cấy lúa ,đươc cô vợ chăm chỉ chịu khó cả hai nhà lúc nào cũng đủ gạo ăn .Bố mẹ lão cũng bớt mặc cảm, sống chan hòa vui vẻ với bà con xung quanh hơn ,một hôm ông tới thăm một người bạn cũ thấy nhà này trồng nhiều vải thiều và bán cả cây giống lại nghe ông ấy nói đất Bắc Giang trồng vải rất tốt thế là ông mua chục cây mang về ấp bảo lão trồng .có khu đồi nhỏ mới phát hoang trước nhà hắn trồng cả xuống đấy cũng chả nghĩ bao giờ được ăn còn đất thì cứ trồng được một thời gian thì nghe người ta bảo nhà nước tháo dỡ rào cản ,đổi mới kinh tế ,cũng chả biết họ tháo gỡ cái gì ,đổi mới cái gì lão vẫn làm việc cũ chở hàng về cho mẹ và chị bán .Mẹ lão bảo đổi mới là mấy ông quản lý thị trường ấy bây giờ không đi bắt hàng nữa mà đi bán vé chợ ,ai có hàng vào chợ bán phải mua vé như người ta đi coi xi nê ma vậy được hơn tháng thấy chị gái bảo ,chị không phải quét dọn nữa bây giờ chị làm ở bộ phận kế hoạch 3 có hàng gì cứ đưa vào xí nghiệp cho chị công khai ,không phải lén lút nữa . Một thời gian sau bắt đầu nghe nói đến hai từ dự án, các khu công nghiệp mọc lên chỗ này chỗ kia ,một con đường mới mở sém mảnh vườn nhà lão, mất tí đất nhưng phần còn lại lại thành đắc địa nhiều người tận đâu đến hỏi mua nhưng bố lão từ chối,mẹ lão dựng mấy cây tre làm quán bán nước thấy bán được bà lôi cô con dâu về cùng làm mấy năm sau người ta rộ lên phong trào mua trang trại người ở đâu kéo về nườm nượp tốp này ra ,tốp kia vào đất cát tăng giá vùn vụt. Thấy không có người làm, bố lão bán cái ấp trại ở Bắc Giang được món tiền lớn ,ông đem về xây hai cái nhà cao tầng to vật vã ,chú em trai nhờ bạn bên kiến trúc thiết kế ai đi qua cũng phải khen đẹp. Hết trang trại lão lại về nhà,chẳng có việc gì làm, ngồi mãi buồn lại quay ra làm nghề cũ ,bốc mộ thuê .nhưng bây giờ có giá hơn ngày trước ,chẳng biết từ đâu đưa ra cái tin đồn là mộ cụ đồ linh lắm muốn thi đỗ đại học phải ra xin cụ phù hộ ,nhà ai được con cháu cụ đồ cải cát các đời con cháu dễ thi đỗ vào đại học hơn ,mà anh chó nào chẳng muốn con cháu mình đỗ đạt, thế là người ta sôi lên, người ta tranh nhau đến nhờ lão ,mộ cụ đồ lúc nào cũng nghi ngút khói hương nhất là lúc sắp đến các kỳ thi, điều này làm bố lão cũng phải ngạc nghiên .có mấy người trong làng cũng bắt chước lão đứng ra làm nhưng không mấy người thuê thế là họ xin nhập vào đám thợ của lão luôn ,thường thì hắn chỉ đứng ra nhận rồi ra ngồi làm vì còn để đám kia làm, họa hoằn những đám có máu mặt họ nài nỉ với giá rất cao hoặc những nhà giàu có từ nơi khác đến tìm được thế đất đẹp đặt mồ mả cho tổ tiên họ nói khó lão mới phải bắt tay vào làm với giá cao chót vót ,mà lão cũng chỉ phụ mấy việc lặt vặt thôi ,được thế người ta cũng cho là quý hóa lắm rồi ,Lão còn học thêm thuật phong thủy hàng ngày hay vào các nghĩa trang tìm các thế đất dẹp để dặt mồ mả ,khi ai có nhu cầu lão sẽ cung cấp ,đấy chính là nguyên nhân tôi hay gặp lão ở nghĩa trang . Đã có lần tôi bảo lão "anh giầu có thế rồi ngồi nhà mà nghỉ, làm cái nghề này làm gì ,vừa mệt vừa ghê" Lão cười hì hì "Mình làm việc quen rồi giờ ngồi không ,không chịu được, với lại cũng có thời bố con mình có lỗi với mọi người ,nay làm cũng là sửa phần nào cái lỗi lầm ngày ấy" tôi cũng hỏi "Thế có ai biết việc làm của ông cụ hồi ấy không" Lão cười "Biết sao được ,truyện ấy chỉ hai bố con tôi biết ,người ta mà biết thì sống làm sao được với làng nước ,họ vẫn quý tôi lắm ,nói cho cùng họ vẫn là những con người,chất phác thực thà, đây là điểm tốt cũng là điểm yếu của họ" tôi cũng hỏi "Thế ông định khi nào thì thôi cái nghề này" Lão cười "Cũng còn xem thời thế thế nào đã"
Bẵng một thời gian không gặp lão nữa ,mãi tới hồi đi tháp tùng con bé lớn nhà tôi thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở trường trung học Am téc đam ,khi tui nhóc làm bài thi tôi vơ vẩn ra hồ Ngọc Khánh ,thấy một cha diện com lê mũ phớt đang ngồi câu cá ven hồ, nhìn mặt quen quen tôi đến ,hóa ra là lão ,lão cũng nhận ra tôi sau cái bắt tay lão bảo "Tôi với ông đúng là có duyên ,chẳng hẹn mà cũng cứ gặp nhau" tôi hỏi "Về Hà Nội chơi lâu không" lão bảo "Về ở hẳn đây rồi ,chú em làm làm bên xây dựng được mua một xuất nhà ở đây, mình ứng tiền ra mua đưa bà xã về ở cho anh em gần nhau""Thế còn cái nhà ở quê" lão cười hề hề ,ông cụ bà cụ mình mất cả rồi ,chỉ còn vợ chồng bà chị gái về ở một nhà, cái nhà và phần đất còn lại cho một công ty họ thuê làm cơ sở lắp ráp ,và bảo dưỡng sửa chữa xe ,nói chung cũng đủ tiền ăn tiêu" Rồi lão cười "Đời như mình chán nhỉ ,lúc lên voi ,lúc xuống chó chẳng biết ra sao nghĩ lại lắm lúc chẳng biết thật hay mơ ,giá hồi đó được học hành đến nơi đến chốn thì cũng có tấm bằng thi thố với đời cũng đỡ buồn ,về Hà nội ,vợ chồng chẳng có việc gì làm ,đi câu mãi cũng chán"...
Y - C
- Tem nheTrả lời nhận xét này
- Dài quá, em chưa đọc kỹ nhưng em xí tem đồng nhà anh nè...Trả lời nhận xét này
- Bài viết của bác hay quá! Bác Yến Chi à! Nhân vật và cốt truyện trong bài viết của bác là hoàn toàn có thật phải không ạ? Cháu muốn xin địa chỉ củ..Trả lời nhận xét này
- ĐB chưa bao giờ đọc kỹ một bài văn xuôi vậy mà hôm nay ĐB đọc không bỏ sót một chữ nào câu chuyện "Lão cạy mả" của YC. Một hi..Trả lời nhận xét này